Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) là một trong những hệ thống chuẩn mực kế toán áp dụng phổ biến nhất trên thế giới (trên 140 quốc gia và vùng lãnh thổ) và được các cơ quan quản lý tài chính tại các quốc gia phát triển khuyến nghị áp dụng. Việc áp dụng IFRS thúc đẩy tính minh bạch và so sánh của thông tin tài chính giữa các quốc gia, giúp các doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng hơn với thị trường vốn, khách hàng và nhà cung cấp, nâng cao hiệu quả, hiệu năng và kinh tế của doanh nghiệp.

Lợi ích lập báo cáo tài chính quốc tế IFRS

Việc áp dụng IFRS tại Việt Nam có thể giúp các doanh nghiệp đảm bảo các lợi ích sau:

Phương pháp tiếp cận và giải pháp của chúng tôi

Dịch vụ tư vấn báo cáo tài chính IFRS của Grant Thornton Việt Nam được thực hiện bởi nhóm chuyên gia tư vấn chuyên sâu về IFRS.

Chúng tôi cung cấp các tư vấn kỹ thuật chuyên sâu, xử lý các vấn đề kế toán tài chính phức tạp đặc thù của các doanh nghiệp và hỗ trợ Ban Giám đốc thực hiện các cam kết với các bên có lợi ích và cơ quan quản lý.

Giải pháp 4 bước mang lại cho doanh nghiệp cách tiếp cận hiệu quả trong việc chuyển đổi báo cáo sang IFRS và bền vững thông qua việc đào tạo và chuyển giao kỹ thuật chuyển đổi.

Dịch vụ chúng tôi cung cấp
Chuyển đổi và lập báo cáo tài chính IFRS

Chúng tôi thực hiện hỗ trợ chuyển đổi báo cáo tài chính từ VAS sang IFRS và đề xuất các phương án chuyển đổi chính sách kế toán được IFRS cho phép mang lại lợi thế cho doanh nghiệp. Công việc chuyển đổi và lập báo cáo được thực hiện theo Giải pháp 4 bước sẽ mang lại tối ưu chi phí và lợi ích cho doanh nghiệp.

Lợi ích của doanh nghiệp
• Sử dụng công cụ của chúng tôi để thực hiện hợp nhất báo cáo tài chính
• Sử dụng mẫu báo cáo tài chính chuẩn theo IFRS
• Tiếp cận các chuyên gia có chuyên môn của chúng tôi về IFRS ở trong nước và trên thế giới
• Hỗ trợ và đào tạo đội ngũ kế toán của doanh nghiệp hoàn thiện kỹ năng về IFRS
• Kiểm soát chất lượng bởi các chuyên gia cao cấp về IFRS

Áp dụng chuẩn mực kế toán mới hiệu lực

Với những thay đổi gần đây liên quan đến một số các chuẩn mực kế toán như: Ghi nhận Doanh thu, Công cụ Tài chính và Các Hợp đồng Thuê tài sản, v.v.. các doanh nghiệp đang đánh giá những thay đổi đó đối với các chính sách kế toán và mô hình kinh doanh của mình. Những thay đổi đó trong các chuẩn mực sẽ ảnh hưởng lớn đến cách thức đo lường kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Giải pháp của chúng tôi
• Rà soát các hợp đồng kinh tế hiện hữu và xác định các ảnh hưởng theo quy định chuẩn mực mới
• Hỗ trợ tính toán điều chỉnh chuyển đổi
• Đề xuất các thuyết minh thông tin theo chuẩn mực
• Đào tạo nhân sự tài chính kế toán cập nhật kiến thức theo chuẩn mực mới ban hành

Các dịch vụ hỗ trợ IFRS liên quan khác
  • Hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn đầu tư
    • Hỗ trợ lập báo cáo tài chính IFRS là một phần trong hồ sơ cho việc đăng ký đại chúng hoặc tiếp cận vốn đầu tư
    • Soát xét báo cáo tài chính lập theo IFRS cho mục đích đánh giá tính phù hợp của các chính sách kế toán
    • Soát xét quy trình lập báo cáo tài chính và xác định các nội dung cần hoàn thiện
    • Cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật kế toán đối với các giao dịch mới (như tái cấu trúc doanh nghiệp)
    • Hỗ trợ các phản hồi về kế toán và báo cáo tài chính từ các nhà đầu tư hoặc các bên quan tâm
    • Hỗ trợ phản hồi với kiểm toán viên của công ty

 

  • Hỗ trợ giao dịch
    • Kế toán phân bổ chi phí mua sau hoàn thành chuyển nhượng vốn
    • Đánh giá các ảnh hưởng kế toán đối với thoái vốn, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp
    • Tư vấn phân loại và đo lường công cụ tài chính phức tạp
    • Tư vấn áp dụng chuẩn mực kế toán khó như IFRS 9, IFRS 15, IFRS 16, …
    • Soát xét và đánh giá các ảnh hưởng kế toán về chuẩn mực kế toán về lợi ích cho nhân viên thông qua cổ phần
    • Hỗ trợ tư vấn kế toán trong quá trình kiểm toán độc lập
Bài viết về ứng dụng IFRS tại Việt Nam

Tổng hợp chuỗi các ấn phẩm hướng dẫn do Grant Thornton (Việt Nam) thực hiện nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tại Việt Nam lập và chuyển đổi các báo cáo tài chính từ Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (VAS) sang Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS).

So sánh giữa chuẩn mực kế toán VAS và IFRS

Theo lộ trình áp dụng IFRS ban hành theo Quyết định của Bộ Tài chính Việt Nam cho giai đoạn từ năm 2022 đến 2025, các doanh nghiệp sẽ có giai đoạn chuẩn bị cho việc chuyển đổi cũng như hiểu rõ các yêu cầu. Mặc dù ngày dự kiến áp dụng bắt buộc IFRS còn tương đối xa, việc chuẩn bị và đưa ra chiến lược triển khai kịp thời sẽ giúp các doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi sang IFRS được suôn sẻ và tiết kiệm chi phí.

Ấn phẩm hướng dẫn này tập trung vào việc hệ thống những khác biệt chính giữa VAS và IFRS, từ đó cho phép các doanh nghiệp đưa ra những đánh giá đầu tiên về các khác biệt quan trọng dự kiến cũng như các lưu ý khi thực hiện việc chuyển đổi. Ấn phẩm hướng dẫn này được thiết kế để tổng hợp những khác biệt chính đối với yêu cầu về trình bày tổng thể báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũng như các chủ đề quan trọng khác.

Theo dõi bài viết của chúng tôi để biết thêm chi tiết: Xem tại ĐÂY

Doanh thu

IFRS 15 “Doanh thu từ hợp đồng với khách hàng”, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2018, sẽ thay thế IAS 18 và IAS 11 và có ảnh hưởng đến hầu hết các doanh nghiệp có hoạt động doanh thu và lập báo cáo tài chính theo IFRS. IFRS 15 được áp dụng cho tất cả các hợp đồng doanh thu, bao gồm các hợp đồng xây dựng. Theo đó, chuẩn mực thay đổi tiêu chí xác định liệu doanh thu được ghi nhận tại một thời điểm hoặc theo thời gian của hợp đồng với khách hàng. IFRS 15 cũng bổ sung các hướng dẫn trong các nội dung khác mà các chuẩn mực IFRS khác chưa đề cập đến, ví dụ như các hợp đồng nhiều thỏa thuận thành phần, giá biến đổi, quyền trả lại hàng hóa, bảo hành sản phẩm và nhượng quyền.

Năm bước ghi nhận doanh thu bao gồm:

  1. Xác định hợp đồng với khách hàng
  2. Xác định nghĩa vụ thực hiện hợp đồng
  3. Xác định giá giao dịch
  4. Phân bổ giá giao dịch cho các nghĩa vụ thực hiện hợp đồng
  5. Ghi nhận doanh thu khi/hoặc khách hàng đã thỏa mãn nghĩa vụ thực hiện hợp đồng

Theo dõi các bài viết chuyên sâu về IFRS 15 của chúng tôi để có hướng dẫn chi tiết.

https://www.grantthornton.com.vn/insights/articles/audit-and-assurance/ifrs/IFRS-15-revenue-from-customer-contracts/

Thuê tài sản

IFRS 16 – Thuê có ảnh hưởng đến hầu hết các doanh nghiệp có các hoạt động thuê tài sản khi lập báo cáo tài chính theo IFRS. Theo đó, chuẩn mực sẽ làm thay đổi căn bản việc trình bày báo cáo tài chính của bên đi thuê tài sản và máy móc có giá trị cao. Cụ thể, bên thuê tài sản nếu có quyền sử dụng tài sản như theo cách mà bên thuê sở hữu tài sản đó, bên thuê cần phải ghi nhận quyền sử dụng tài sản, là một loại tài sản, trên bảng cân đối kế toán.

Theo dõi các bài viết chuyên sâu về IFRS 16 của chúng tôi để có hướng dẫn chi tiết.

https://www.grantthornton.com.vn/insights/articles/audit-and-assurance/ifrs/insights-into-ifrs-16/

Công cụ tài chính

IFRS 9 viết lại nguyên tắc và quy định kế toán đối với công cụ tài chính, giới thiệu cách tiếp cận mới đối với phân loại tài sản tài chính và thay thế phương pháp xác định lỗ suy giảm tài sản tài chính bằng phương pháp lỗ dự kiến tương lai.

Theo IFRS 9, mỗi tài sản tài chính cần được phân loại là một trong ba loại tài sản chính sau:

  • chi phí phân bổ
  • giá trị hợp lý thông qua thu nhập toàn diện khác (FVTOCI)
  • giá trị hợp lý thông qua lãi hoặc lỗ (FVTPL).

Và mỗi nghĩa vụ tài chính được ghi nhận theo giá trị phân bổ hoặc giá trị hợp lý.

Theo dõi các bài viết chuyên sâu về IFRS 9 của chúng tôi để có hướng dẫn chi tiết.

https://www.grantthornton.com.vn/insights/articles/audit-and-assurance/ifrs/ifrs-news-special-edition-on-ifrs-9/

Áp dụng IFRS lần đầu tiên

Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS) đã phát triển nhanh chóng trở thành ngôn ngữ kế toán toàn cầu. Hiện nay trên 100 quốc gia đã ap dụng IFRS và nhiều quốc gia khác đã cam kết chuyển đổi sang IFRS trong tương lai. Lợi ích của việc sử dụng chuẩn kế toán quốc tế đã được thừa nhận rộng rãi. Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp, việc chuyển đổi sang IFRS gặp phải những thách thức lớn bao gồm hệ thống tài chính kế toán và mô hình hoạt động của doanh nghiệp.

Khi lên kế hoạch chuyển đổi, Ban lãnh đạo phải có hiểu biết và xác định được chi tiết và cụ thể các ảnh hưởng của IFRS 1 đối với hoạt động của doanh nghiệp, thông qua việc trả lời các câu hỏi sau:

  • Thời điểm nào doanh nghiệp sẽ áp dụng điều chỉnh kế toán hồi tố và các khoản mục nào sẽ ảnh hưởng?
  • Các điều kiện miễn áp dụng IFRS 1 là gì và doanh nghiệp áp dụng các điều kiện miễn áp dụng đó như thế nào?
  • Các thông tin nào cần được trình bày trong báo cáo lần đầu áp dụng IFRS?
  • Yêu cầu của IFRS 1 ảnh hưởng đến thời gian chuyển đổi và báo cáo như thế nào?

Theo dõi các bài viết chuyên sâu về chủ đề này của chúng tôi để có hướng dẫn chi tiết.

https://www.grantthornton.com.vn/insights/articles/audit-and-assurance/ifrs/a-practical-guide-to-ifrs-1-and-first-time-adoption/

Brochure về dịch vụ của chúng tôi

Tải về tại ĐÂY.

Chuyên mục IFRS

Cập nhật những thông tin và bài viết mới nhất về chủ đề Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS Xem thêm
Nguyễn Hồng Hà
Phó Tổng Giám Đốc
Nguyễn Hồng Hà
Daniel De Waal
Phó Tổng Giám Đốc, Bộ phận kiểm toán
Daniel De Waal
Phó Tổng Giám Đốc, Bộ phận kiểm toán
Daniel De Waal