banner image
Góc báo chí

Sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu năm 2019 – Linh hoạt để kiểm soát bất ổn

Chu kỳ kinh tế toàn cầu đã lên đến đỉnh và các doanh nghiệp đang phải đối mặt với triển vọng đi xuống trong năm 2019. Với rủi ro ngày càng tăng, các doanh nghiệp phải làm thế nào để tiếp tục đạt được sự tăng trưởng trong năm tới?

Trong số 5.000 lãnh đạo doanh nghiệp tầm trung mà Grant Thornton phỏng vấn về triển vọng kinh tế toàn cầu trong Báo cáo Kinh doanh Quốc tế (IBR), chỉ số lạc quan toàn cầu đạt mức thuần 39%, giảm 15%  từ mức 54%  so với Quý 2 năm 2018. Đây là chỉ số lạc quan thấp nhất được ghi nhận kể từ Quý 4 năm 2016.

Sự bất ổn kinh tế được các nhà lãnh đạo doanh nghiệp xác định là rủi ro lớn nhất, đạt đỉnh 50%, tăng 22 điểm so với Quý 2 năm 2018. Sự gia tăng này một phần đến từ các căng thẳng chính trị theo khu vực như chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và sự bộc phát của chủ nghĩa dân túy ở các nền kinh tế phương Tây như Ý và Tây Ban Nha.

Tuy nhiên, không chỉ có hoàn toàn các tin xấu. Mặc dù có sự gia tăng đột biến trong sự bất ổn, vẫn có hơn 60% số người tham gia khảo sát thể hiện lạc quan hoặc rất lạc quan về tương lai. Điều này phản ánh trên kỳ vọng xuất khẩu với chỉ 11% kỳ vọng giảm, và 84% nhà lãnh đạo kỳ vọng doanh thu sẽ giữ nguyên hoặc tăng. Trong số các công ty Việt Nam tham gia khảo sát, có 62% doanh nghiệp tỏ ra lạc quan về triển vọng tăng trưởng trong năm nay, mức này cao hơn 5% so với trung bình của Khu vực Châu á Thái Bình Dương.

Ông Nguyễn Chí Trung, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Grant Thornton Việt Nam cho biết:” Trong khi thị trường tài chính toàn cầu ngày càng dễ biến động, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp vẫn duy trì sự lạc quan vì với GDP toàn cầu được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng, các doanh nghiệp của họ sẽ có tiềm năng tăng trưởng cùng. Mặc dù rủi ro đi xuống có gia tăng nhưng nền tảng kinh tế vẫn chắc chắn và có nhiều cơ hội.”

Trong thời kỳ kinh tế bất ổn, việc bổ sung đầu tư chi tiêu vốn thường được coi là thiếu khôn ngoan nên nhiều doanh nghiệp có xu hướng tập trung vào việc cải thiện vận hành và tiết giảm tối đa hoặc ngừng đầu tư. Tuy nhiên, đây lại là thời điểm mà việc đầu tư vào nâng cao năng lực và cơ sở hạ tầng có thể đem lại lợi ích, và khi nền kinh tế chuyển biến, các doanh nghiệp khôn ngoan sẽ có thể tranh thủ cơ hội một cách nhanh chóng.

Việt Nam đã ghi nhận kỷ lục về đầu tư nước ngoài trực tiếp và đầu tư trong nước trong năm vừa qua, và điều này được nhìn nhận sẽ tiếp tục trong năm nay.

 

Các doanh nghiệp Việt Nam cũng lạc quan trong một số lĩnh vực với 69% mong đợi tăng trưởng doanh thu cao hơn và 5% doanh nghiệp mong đợi lợi nhuận cao hơn trong năm 2019. Với dự báo tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam, 49% các công ty được phỏng vấn cũng kỳ vọng thu nhập xuất khẩu năm nay sẽ cao hơn năm trước.

 

Xét về mặt kém tích cực hơn, 55% lãnh đạo doanh nghiệp được khảo sát tại Việt Nam vẫn nhìn nhận thủ tục hình chính và  quan liêu là các hạn chế đáng kể đối với tăng trưởng; 54% đánh giá chi phí nhân công sẽ trở thành là một hạn chế lớn đối với tăng trưởng

 

Ông Kenneth Michael Atkinson, Chủ tịch của Grant Thornton Việt Nam cho rằng: ”Khi chu kỳ kinh tế nguội đi, việc kinh doanh trên toàn cầu sẽ không dễ đạt được kết quả tốt như năm 2018. Tuy nhiên, với dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF là tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ đạt 3.5% trong năm 2019, hiện vẫn không có sự đồng tình rõ ràng  nào về khả năng hoặc thời điểm xảy ra suy thoái toàn cầu. Những gì chúng ta đang thấy là các nền kinh tế quay trở lại mức tăng trưởng cân bằng và bền vững. Tuy nhiên, riêng đối với khu vực Châu Á Thái Bình Dương, tôi tin là có một nhận định đồng tình rằng tăng trưởng sẽ tiếp tục ở mức tương đối cao, vượt qua nhiều so với  mức trung bình toàn cầu, trong đó Việt Nam sẽ là một trong những nước có mức tăng trưởng GDP cao nhất trong năm 2019”.

 

 

-ends-

 

Để được hỗ trợ và giải đáp thắc mắc, vui lòng liên hệ:

Ngô Thị Kim Vân

Trưởng phòng Truyền thông và Tiếp Thị

D +84 28 3910 9120

M +84 090 044 214

E  van.ngo@vn.gt.com  

Sao chép nội dung