-
Tư vấn lập báo cáo tài chính theo Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế
Dịch vụ tư vấn báo cáo tài chính IFRS của Grant Thornton Việt Nam được thực hiện bởi nhóm chuyên gia tư vấn chuyên sâu về IFRS.
-
Dịch vụ
• Kiểm toán theo luật định • Kiểm toán báo cáo lập theo IFRS • Soát xét các báo cáo tài chính và thông tin tài chính • Kiểm toán báo cáo tài chính cho hồ sơ niêm yết • Tổng hợp thông tin tài chính • Kiểm toán khách hàng có phạm vi hoạt động toàn cầu • Dịch vụ các thủ tục thỏa thuận • Kiểm toán báo cáo lập theo US GAAP
-
Chất lượng kiểm toán
Chất lượng kiểm toán
-
Cách tiếp cận kiểm toán
Cách tiếp cận kiểm toán
-
Dịch vụ Thuế về Xác định giá giao dịch liên kết
Tại Grant Thornton, chúng tôi có kinh nghiệm sát cánh cùng khách hàng, cung cấp các giải pháp được xây dựng riêng phù hợp với nhu cầu đặc thù của từng doanh nghiệp.
-
Dịch vụ hỗ trợ xin cấp giấy phép
Dịch vụ hỗ trợ xin cấp giấy phép
-
Lập kế hoạch thuế quốc tế
Lập kế hoạch thuế quốc tế
-
Lập kế hoạch thuế cho nhân sự nước ngoài
Lập kế hoạch thuế cho nhân sự nước ngoài
-
Quản lý tuân thủ thuế
Quản lý tuân thủ thuế
-
Soát xét thuế định kỳ
Soát xét thuế định kỳ
-
Phần mềm ERP - Giải pháp quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ
Phần mềm ERP là một công cụ phục vụ cho hoạt động kinh doanh, quản lý sản xuất, xử lý đơn hàng và tồn kho trong quá trình kinh doanh. Ngày nay, phần mềm ERP dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được cải tiến rất nhiều giúp doanh nghiệp quản lý công việc kinh doanh tốt hơn. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp mọi thông tin liên quan về phần mềm ERP là gì và đưa ra giải pháp ERP phù hợp nhất cho doanh nghiệp. Cùng theo dõi nhé!
-
Phân tích dữ liệu Quản trị Doanh nghiệp
Chúng tôi đặt niềm tin vào những giá trị mà dữ liệu có thể mang đến cho sự thành công và phát triển của mọi doanh nghiệp. Đội ngũ của chúng tôi giúp thiết kế kiến trúc dữ liệu được hỗ trợ bằng các công cụ, để hỗ trợ cho hoạt động quản trị doanh nghiệp và mang đến nhiều thông tin hữu ích cho ban quản lý.
-
Gói giải pháp tuân thủ báo cáo tài chính
Đặt vấn đề tài chính làm trọng tâm, dịch vụ này giúp đảm bảo các Báo cáo Tài chính cho khách hàng tuân thủ theo cả yêu cầu về các qui định và chuẩn mực kế toán Việt nam (VAS) cũng như các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS).
-
Tiện ích mở rộng ERP từ bên thứ ba
ERP là một giải pháp dài hạn đòi hỏi đi đường dài chứ không phải ngắn hạn. Chúng tôi hiểu rằng nhiều doanh nghiệp không thể triển khai toàn bộ hệ thống ERP cùng một lúc do nhiều lý do khác nhau, thay vào đó các doanh nghiệp có thể triển khai từng phần. Sau một thời gian, những giải pháp này có thể được mở rộng để phù hợp với các quy trình kinh doanh đã được cải tiến hoặc thậm chí có thể liên kết những quy trình hoàn toàn mới giữa các bộ phận khác nhau.
-
Nội địa hoá, triển khai và xây dựng lại dự án
Khá nhiều dự án ERP cần thực hiện theo các yêu cầu và qui định hiện hành của Việt nam , nhưng vẫn tuân theo các yêu cầu kinh doanh chung quốc tế. Những dự án này cần một số cải tiến và điều chỉnh theo hướng đi đúng đắn.
-
Tư vấn về giải pháp công nghệ
Chúng tôi hỗ trợ lựa chọn và triển khai các giải pháp phù hợp nhất, đảm bảo hiệu quả và hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp. Chúng tôi sẽ phối hợp chặt chẽ cùng khách hàng để lập kế hoạch, đánh giá và thực hiện chiến lược, giải pháp đầu tư công nghệ đúng đắn nhằm đáp các ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp.
-
Tư vấn và Thành lập công ty offshore
Sử dụng mô hình công ty offshore sẽ tạo thuận lợi cho chủ sở hữu trong quá trình thực hiện giao dịch và mở rộng thị trường ngoài nước, tận dụng chính sách thuế nhiều ưu đãi và mục đích bảo toàn giá trị tài sản của doanh nghiệp gia đình.
-
Dịch vụ Tư vấn Quỹ quản lý các tài sản ủy thác cá nhân (tạm dịch từ Private Trust)
Dịch vụ Tư vấn Quỹ quản lý các tài sản ủy thác cá nhân (tạm dịch từ Private Trust)
-
Làm việc tại Grant Thornton
Grant Thornton có sáu giá trị CLEARR làm nền tảng cho văn hóa của chúng tôi và được áp dụng vào mọi trường hợp và hoàn cảnh.
-
Đào tạo và phát triển
Tại Grant Thornton, chúng tôi tin rằng các cơ hội học tập và phát triển sẽ giúp khai thác tiềm năng của bạn, hỗ trợ phát huy khả năng chuyên môn ngày một tiến bộ.
-
Chương trình trao đổi tài năng
Tại Grant Thornton, một trong những điều hấp dẫn nhất khi làm việc tại đây là cơ hội được tham gia các dự án đa quốc gia trên toàn thế giới.
-
Sự đa dạng
Sự đa dạng hóa giúp chúng ta đáp ứng được các yêu cầu của một thế giới đang thay đổi. Grant Thornton đánh giá cao việc các chuyên viên của chúng tôi đến từ mọi nơi và sự đa dạng về kinh nghiệm hay góc nhìn này làm cho tổ chức của chúng tôi trở nên mạnh mẽ hơn.
DICA là gì?
DICA (hay Direct Investment Capital Account) là cách gọi tắt của tài khoản vốn đầu tư trực tiếp, là tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ hoặc bằng đồng Việt Nam do doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nhà đầu tư nước ngoài mở tại ngân hàng được phép tại Việt Nam để thực hiện các giao dịch liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.
Trong những năm qua, các quy định liên quan đến DICA liên tục được cập nhật và hoàn thiện theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp để thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh một cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Dưới đây là một số điểm nổi bật mà nhà đầu tư cũng như doanh nghiệp cần nắm được để có thể tuân thủ đúng các quy định trong quá trình đăng ký và sử dụng DICA cũng như tránh được các rủi ro không đáng có nếu không tuân thủ các quy định đó.
Đối tượng bắt buộc phải mở và sử dụng tài khoản DICA
Hiện nay quy định về mở và sử dụng tài khoản DICA đang được áp dụng theo Thông tư 06/2019/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.
Như đã đề cập ở trên thì doanh nghiệp FDI và nhà đầu tư nước ngoài là đối tượng phải mở DICA. Trước đây, nhắc đến doanh nghiệp FDI thì phần đông mọi người chỉ cho rằng họ là các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, hoặc có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông ngay từ ban đầu và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (“GCNĐKĐT”). Tuy nhiên, khái niệm trên còn bao gồm cả các doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài sở hữu từ 51% vốn điều lệ trở lên, không có GCNĐKĐT, do nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào doanh nghiệp Việt Nam hoặc sau khi chia tách, sáp nhập, hợp nhất dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài sở hữu từ 51% vốn điều lệ trở lên của doanh nghiệp. Do đó, trong thực tế, có nhiều doanh nghiệp sau khi có sự thay đổi về vốn góp cũng như thành viên/cổ đông dẫn đến việc trở thành đối tượng phải mở DICA đã không nắm rõ và không thực hiện theo quy định. Điều này có thể gây ra những khó khăn và rủi ro cho một số hoạt động về sau của doanh nghiệp như đầu tư, vay nước ngoài, chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, rút vốn trong một số trường hợp, v.v.
Thời điểm để mở tài khoản DICA thường là sau khi doanh nghiệp được cấp GCNĐKĐT. Riêng với trường hợp doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài sở hữu từ 51% vốn điều lệ mà không có GCNĐKĐT thì thời điểm mở DICA là sau khi hoàn thành thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp để ghi nhận việc thay đổi vốn góp, thành viên/cổ đông.
Sử dụng DICA trong giao dịch vay nước ngoài
Trước đây DICA là kênh duy nhất để doanh nghiệp thực hiện các khoản vay nước ngoài. Cụ thể là các khoản vay nước ngoài mà đồng tiền đi vay không tương ứng với đồng tiền mà doanh nghiệp FDI sử dụng để mở tài khoản DICA, doanh nghiệp FDI phải mở thêm tài khoản DICA bằng loại đồng tiền đi vay tại ngân hàng được phép nơi đã mở tài khoản DICA ban đầu để thực hiện các giao dịch liên quan đến khoản vay nước ngoài một cách hợp pháp.
Hiện nay, DICA chỉ là một trong những kênh để doanh nghiệp thực hiện các khoản vay trên. Với các khoản vay nước ngoài mà đồng tiền đi vay không tương ứng với đồng tiền sử dụng để mở tài khoản DICA, doanh nghiệp được mở thêm tài khoản vay, trả nợ nước ngoài bằng loại đồng tiền đi vay tại ngân hàng đã mở tài khoản DICA, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động đầu tư.
Sử dụng DICA trong giao dịch chuyển nhượng vốn
Việc có phải bắt buộc sử dụng DICA trong thanh toán giá trị chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp tại doanh nghiệp FDI trước đây có gây nhiều bối rối cho nhiều nhà đầu tư do chưa có hướng dẫn cụ thề. Hiện nay, vấn đề này đã được quy định rõ ràng căn cứ vào tình trạng cư trú của nhà đầu tư.
Cụ thể là giao dịch giữa nhà đầu tư cư trú (nhà đầu tư Việt Nam) và nhà đầu tư không cư trú (nhà đầu tư nước ngoài) thì bắt buộc phải thông qua DICA. Nếu giao dịch diễn ra giữa các nhà đầu tư đều là người cư trú hoặc đều là người không cư trú thì việc thanh toán không cần thực hiện thông qua tài khoản DICA.
Một quy định nữa cần chú ý đó là chỉ có giao dịch chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp giữa hai nhà đầu tư đều là người không cư trú mới được phép xác định và thanh toán bằng ngoại tệ. Trong tất cả các trường hợp còn lại, việc thanh toán giá trị chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp phải được xác định và thanh toán bằng Đồng Việt Nam.
Theo đó, doanh nghiệp và nhà đầu tư cần xác định đúng đồng tiền khi thương thảo và ký kết hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp để tránh gặp khó khăn trong việc thanh toán cũng như trong việc thực hiện các thủ tục thay đổi giấy phép liên quan.
Chuyển tiền thực hiện hoạt động chuẩn bị đầu tư khi chưa có DICA
Nhà đầu tư nước ngoài được phép chuyển tiền trực tiếp từ nước ngoài hoặc từ tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài đó mở tại ngân hàng được phép tại Việt Nam để thanh toán các chi phí hợp pháp trong giai đoạn thực hiện hoạt động chuẩn bị đầu tư tại Việt Nam mà không bắt buộc phải thông qua tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ như trước đây. Đây là điểm thuận lợi mà nhà đầu tư nước ngoài nên xem xét áp dụng để có thể sử dụng linh hoạt các kênh thanh toán trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư và chưa có tài khoản DICA.
Nguồn: Đầu tư chứng khoán