-
Tư vấn lập báo cáo tài chính theo Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế
Dịch vụ tư vấn báo cáo tài chính IFRS của Grant Thornton Việt Nam được thực hiện bởi nhóm chuyên gia tư vấn chuyên sâu về IFRS.
-
Dịch vụ
• Kiểm toán theo luật định • Kiểm toán báo cáo lập theo IFRS • Soát xét các báo cáo tài chính và thông tin tài chính • Kiểm toán báo cáo tài chính cho hồ sơ niêm yết • Tổng hợp thông tin tài chính • Kiểm toán khách hàng có phạm vi hoạt động toàn cầu • Dịch vụ các thủ tục thỏa thuận • Kiểm toán báo cáo lập theo US GAAP
-
Chất lượng kiểm toán
Chất lượng kiểm toán
-
Cách tiếp cận kiểm toán
Cách tiếp cận kiểm toán
-
Dịch vụ Thuế về Xác định giá giao dịch liên kết
Tại Grant Thornton, chúng tôi có kinh nghiệm sát cánh cùng khách hàng, cung cấp các giải pháp được xây dựng riêng phù hợp với nhu cầu đặc thù của từng doanh nghiệp.
-
Dịch vụ hỗ trợ xin cấp giấy phép
Dịch vụ hỗ trợ xin cấp giấy phép
-
Lập kế hoạch thuế quốc tế
Lập kế hoạch thuế quốc tế
-
Lập kế hoạch thuế cho nhân sự nước ngoài
Lập kế hoạch thuế cho nhân sự nước ngoài
-
Quản lý tuân thủ thuế
Quản lý tuân thủ thuế
-
Soát xét thuế định kỳ
Soát xét thuế định kỳ
-
Phần mềm ERP - Giải pháp quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ
Phần mềm ERP là một công cụ phục vụ cho hoạt động kinh doanh, quản lý sản xuất, xử lý đơn hàng và tồn kho trong quá trình kinh doanh. Ngày nay, phần mềm ERP dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được cải tiến rất nhiều giúp doanh nghiệp quản lý công việc kinh doanh tốt hơn. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp mọi thông tin liên quan về phần mềm ERP là gì và đưa ra giải pháp ERP phù hợp nhất cho doanh nghiệp. Cùng theo dõi nhé!
-
Phân tích dữ liệu Quản trị Doanh nghiệp
Chúng tôi đặt niềm tin vào những giá trị mà dữ liệu có thể mang đến cho sự thành công và phát triển của mọi doanh nghiệp. Đội ngũ của chúng tôi giúp thiết kế kiến trúc dữ liệu được hỗ trợ bằng các công cụ, để hỗ trợ cho hoạt động quản trị doanh nghiệp và mang đến nhiều thông tin hữu ích cho ban quản lý.
-
Gói giải pháp tuân thủ báo cáo tài chính
Đặt vấn đề tài chính làm trọng tâm, dịch vụ này giúp đảm bảo các Báo cáo Tài chính cho khách hàng tuân thủ theo cả yêu cầu về các qui định và chuẩn mực kế toán Việt nam (VAS) cũng như các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS).
-
Tiện ích mở rộng ERP từ bên thứ ba
ERP là một giải pháp dài hạn đòi hỏi đi đường dài chứ không phải ngắn hạn. Chúng tôi hiểu rằng nhiều doanh nghiệp không thể triển khai toàn bộ hệ thống ERP cùng một lúc do nhiều lý do khác nhau, thay vào đó các doanh nghiệp có thể triển khai từng phần. Sau một thời gian, những giải pháp này có thể được mở rộng để phù hợp với các quy trình kinh doanh đã được cải tiến hoặc thậm chí có thể liên kết những quy trình hoàn toàn mới giữa các bộ phận khác nhau.
-
Nội địa hoá, triển khai và xây dựng lại dự án
Khá nhiều dự án ERP cần thực hiện theo các yêu cầu và qui định hiện hành của Việt nam , nhưng vẫn tuân theo các yêu cầu kinh doanh chung quốc tế. Những dự án này cần một số cải tiến và điều chỉnh theo hướng đi đúng đắn.
-
Tư vấn về giải pháp công nghệ
Chúng tôi hỗ trợ lựa chọn và triển khai các giải pháp phù hợp nhất, đảm bảo hiệu quả và hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp. Chúng tôi sẽ phối hợp chặt chẽ cùng khách hàng để lập kế hoạch, đánh giá và thực hiện chiến lược, giải pháp đầu tư công nghệ đúng đắn nhằm đáp các ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp.
-
Tư vấn và Thành lập công ty offshore
Sử dụng mô hình công ty offshore sẽ tạo thuận lợi cho chủ sở hữu trong quá trình thực hiện giao dịch và mở rộng thị trường ngoài nước, tận dụng chính sách thuế nhiều ưu đãi và mục đích bảo toàn giá trị tài sản của doanh nghiệp gia đình.
-
Dịch vụ Tư vấn Quỹ quản lý các tài sản ủy thác cá nhân (tạm dịch từ Private Trust)
Dịch vụ Tư vấn Quỹ quản lý các tài sản ủy thác cá nhân (tạm dịch từ Private Trust)
-
Làm việc tại Grant Thornton
Grant Thornton có sáu giá trị CLEARR làm nền tảng cho văn hóa của chúng tôi và được áp dụng vào mọi trường hợp và hoàn cảnh.
-
Đào tạo và phát triển
Tại Grant Thornton, chúng tôi tin rằng các cơ hội học tập và phát triển sẽ giúp khai thác tiềm năng của bạn, hỗ trợ phát huy khả năng chuyên môn ngày một tiến bộ.
-
Chương trình trao đổi tài năng
Tại Grant Thornton, một trong những điều hấp dẫn nhất khi làm việc tại đây là cơ hội được tham gia các dự án đa quốc gia trên toàn thế giới.
-
Sự đa dạng
Sự đa dạng hóa giúp chúng ta đáp ứng được các yêu cầu của một thế giới đang thay đổi. Grant Thornton đánh giá cao việc các chuyên viên của chúng tôi đến từ mọi nơi và sự đa dạng về kinh nghiệm hay góc nhìn này làm cho tổ chức của chúng tôi trở nên mạnh mẽ hơn.
“Dù Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ,... có những chính sách ưu đãi mới thì trên tổng thể, Việt Nam vẫn sẽ nổi bật là điểm đến hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tư, đồng thời là điểm đến hàng đầu đối với các doanh nghiệp muốn rút ra khỏi Trung Quốc”.
Đó là những chia sẻ của ông Ken Atkinson, Nhà sáng lập, Tư vấn cấp cao Hội đồng quản trị Grant Thornton Vietnam, đồng thời là Phó Chủ tịch của Hiệp hội Tư vấn Du lịch (TAB) và Thành viên Hội đồng quản trị Hội Doanh nghiệp Anh tại Việt Nam.
Thành lập Grant Thornton Vietnam từ năm 1993, ông Ken Atkinson đã sống gần 30 năm ở Việt Nam. Trong buổi trao đổi với Trí Thức Trẻ, ông Ken cho biết ông rất may mắn khi có hai quốc tịch. "Tôi là người Việt Nam và người Anh. Vợ tôi là người Việt và chúng tôi có một cậu con trai 3 tuổi rưỡi" – ông chia sẻ đầy tự hào.
Đề cập đến cơ hội thu hút FDI của Việt Nam giai đoạn hậu đại dịch Covid-19, ông Ken Atkinson khẳng định: "FDI của Việt Nam trong năm nay dự kiến sẽ chỉ giảm 10% hoặc ít hơn so với năm ngoái. Với tình hình hiện tại, tôi cho rằng điều này rất khả quan".
8 tháng đầu năm 2020, vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt 19,54 tỷ USD, giảm khoảng 16% so với cùng kỳ năm ngoái. Ông có suy nghĩ gì về con số này?
Tôi cho rằng đây là con số đáng mừng. Nếu nhìn vào tình hình dịch bệnh Covid-19 cũng như các biện pháp hạn chế đi lại thì Việt Nam đang làm khá tốt. Trên thực tế, vốn đăng ký mới trong 8 tháng đầu năm thực sự chỉ giảm 5-6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tôi tin rằng khi các quy định hạn chế đi lại đã được dỡ bỏ, con số này sẽ được cải thiện hơn nhiều. Dự kiến cả năm, mức giảm so với cùng kỳ năm ngoái sẽ chỉ là 10% hoặc ít hơn. Với tình hình hiện tại thì điều này rất khả quan.
Ngoài ra, tôi nghĩ ngày càng nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ hoặc một phần hoạt động sản xuất của họ ra khỏi Trung Quốc, đặc biệt là các doanh nghiệp Úc, Hoa Kỳ do căng thẳng thương mại.
Tin tức về bất ổn thương mại giữa hai bên đã tạo ra nhiều lo ngại, đồng thời đặt dấu hỏi về sự ổn định và an toàn của khi đầu tư vào Trung Quốc.
Nhìn chung, phần lớn doanh nghiệp sẽ không chọn những điểm đến đầu tư không có tính ổn định. Vì vậy tôi nghĩ Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn và an toàn hiện nay.
Hơn nữa, hiện nay Thái Lan cũng đang phải đối mặt với tình trạng bất ổn chính trị. Điều này một lần nữa cho thấy các thị trường cạnh tranh của Việt Nam như Thái Lan, Myanmar, Indonesia và Philippines đều đang đối mặt với nhiều vấn đề lớn.
Do vậy, tôi cho rằng trong tương lai gần, khi các biện pháp giãn cách xã hội được dỡ bỏ hoàn toàn, Việt Nam sẽ thực sự vượt lên về thu hút FDI.
Hiện nay, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ,.. đều đang có những chính sách ưu đãi sản xuất mới. Đặc biệt, Ấn Độ mới công bố một chương trình ưu đãi sản xuất đặc biệt, khoảng 5,5 tỷ USD trong 5 năm cho 5 công ty sản xuất điện thoại thông minh. Trung Quốc cũng đang tìm mọi cách giữ chân các nhà đầu tư. Trước cuộc đua thu hút FDI ngày càng quyết liệt, Việt Nam cần làm gì để đón được luồng FDI đang dịch chuyển này?
Trước hết, hiện nay Việt Nam đang ở trong tình thế khó có thể đưa ra các gói cứu trợ mới. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có khả năng đưa ra các ưu đãi.
Do vậy, tôi cho rằng trong tương lai, chúng ta sẽ tiếp tục thấy những ưu đãi dành cho lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu, đặc biệt là ngành công nghệ cao.
Đương nhiên là Chính phủ cũng cần cân đối ngân sách Nhà nước. Với tình hình hiện nay, chúng ta đã áp dụng việc giảm thuế cho nhiều doanh nghiệp dẫn đến thu ngân sách giảm sẽ là một thách thức lớn.
Tuy nhiên, về tổng thể Việt Nam vẫn sẽ nổi bật hơn Ấn Độ, Thái Lan, Philippines và Myanmar. Như tôi đã nói ở trước, bất ổn chính trị sẽ là rào cản lớn đối với quyết định đầu tư của các doanh nghiệp.
Hay như đối với Campuchia, dân số cũng như lực lượng lao động của đất nước này tương đối nhỏ so với Việt Nam. Do vậy, tôi nghĩ Việt Nam vẫn rất nổi bật và là một điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, đồng thời là điểm đến hàng đầu đối với các doanh nghiệp muốn rút ra khỏi Trung Quốc.
Theo ông, Việt Nam cần điều chỉnh những chính sách gì để thu hút thêm vốn FDI?
Theo tôi thì Việt Nam vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức trong việc thu hút FDI. Một trong số đó là thủ tục. Đơn giản như quá trình đầu tư vào lĩnh vực sản xuất ở Việt Nam cũng mất rất nhiều thời gian để có được giấy phép.
Quá trình vận hành hiện nay vẫn có tình trạng "nồi tròn vung méo", đặc biệt trong lĩnh vực thuế và hải quan.
Tôi cho rằng Việt Nam cần phải tập trung vào những thách thức được các nhà đầu tư nước ngoài đặt ra, đảm bảo những điều này được khắc phục và rút gọn.
Hiện nay, Chính phủ Việt Nam cũng nhận thấy những điều này và đã thông qua các quy định. Tuy vậy, vẫn còn tồn tại tình trạng chính quyền trung ương thông qua nhưng lại bị tắc nghẽn ở cấp tỉnh, hoặc cấp địa phương.
Vậy ông cho rằng hạn chế nào lớn nhất trong thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam hiện nay?
Hạn chế lớn nhất hiện nay liên quan đến vấn đề quản trị và tính minh bạch, cũng như thiếu sự quản lý ở các cấp địa phương.
Mặc dù đã tham gia sâu rộng vào hội nhập kinh tế quốc tế với việc ký nhiều FTA nhưng tỷ lệ vốn FDI châu Âu, Mỹ vào Việt Nam khá ít. Tiếp xúc với các nhà đầu tư tiềm năng, ông thấy vấn đề nằm ở đâu?
Tôi nghĩ rằng chúng ta cần xem xét kĩ về tỷ lệ vốn FDI thực chất từ châu Âu, Mỹ vào Việt Nam. Lý do là đầu tư từ những khu vực này thường thông qua một nước thứ ba.
Ví dụ như hiện nay, Singapore đang là nhà đầu tư lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, phần lớn các khoản đầu tư thực chất không phải của Singapore, mà là từ các doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư thông qua các tổ chức trung gian hoặc thông qua các tổ chức mà họ thành lập ở Singapore.
Tôi không nhớ con số cụ thể, nhưng theo AmCham thì phần lớn tỷ lệ đầu tư từ Singapore đều từ Mỹ.
Tương tự đối với châu Âu, khi phần lớn đầu tư vào Việt Nam từ khu vực này đều là gián tiếp hoặc thông qua nước thứ ba.
Tuy nhiên, các khu vực "thiên đường thuế" như Samoa (quốc gia nằm ở phía Tây Quần đảo Samoa, nam Thái Bình Dương) hay British Virgin Islands (lãnh thổ hải ngoại thuộc Anh, nằm tại khu vực Caribe) hiện đang đứng thứ 5 và 6 trong số các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Trong tương lai, các doanh nghiệp châu Âu sẽ đầu tư vào Việt Nam thông qua các khu vực này.
Mặc dù vậy, hiện nay chúng ta đang có một vấn đề đó là hầu hết các khoản đầu tư từ châu Âu đều của các công ty đa quốc gia và công ty đại chúng. Vì vậy, chúng ta cần làm nhiều hơn nữa để thu hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ từ những quốc gia trong khu vực này.
Vậy ông nghĩ gì về các điểm bất lợi trong các hiệp định thương mại tự do của Việt Nam?
Điển hình như hiệp định EVFTA có hiệu lực ngày 1/8 vừa qua, tôi nghĩ một trong những thách thức lớn nhất là làm sao để các doanh nghiệp Việt Nam thực sự nắm rõ các quy định và và hiểu rõ về chúng.
Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam vẫn coi các quy tắc xuất xứ là phức tạp.
Mặc dù hiệp định đã chính thức có hiệu lực nhưng doanh nghiệp vẫn cần tìm hiểu các quy định để tận dụng lợi thế của EVFTA, trong đó bao gồm việc cắt giảm thuế quan.
Ông có lời khuyên nào về việc đẩy mạnh M&A doanh nghiệp với khu vực FDI?
Chúng ta đã có rất nhiều các thương vụ mua bán và sáp nhập. Trong quá trình các nhà đầu tư thực hiện thẩm định, tôi thường nhận được phàn nàn về việc quản trị thiếu minh bạch, hay các doanh nghiệp Việt Nam thay đổi các điều khoản thỏa thuận giữa chừng trong giao dịch.
Điều này sẽ dẫn đến sự thiếu minh bạch về tài chính. Do vậy, tôi nghĩ các doanh nghiệp cần cải thiện vấn đề này.
Theo ông, trong số các ngành kinh tế hậu Covid-19 ở Việt Nam, ngành nào dự kiến sẽ tăng trưởng mạnh vào cuối năm 2020 và năm 2021?
Tôi cho rằng với con số FDI hiện tại, chúng ta có thể lạc quan về việc cải thiện các dự án FDI cũng như mở rộng các dự án hiện có. Đồng thời, các ngành sản xuất, đặc biệt là điện thoại, ứng dụng công nghệ đồ điện tử, đồ nội thất, thực phẩm biển đang và sẽ tăng nhanh.
Cá nhân tôi cho rằng ngành sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn nhất để quay về mức trước giai đoạn đại dịch Covid-19 đó là dệt may và da giày.
Lý do là chúng ta có nhiều thị trường cạnh tranh, ví dụ như Bangadesh. Tuy nhiên, mức độ quản trị, tính minh bạch và quyền lợi lao động của họ vẫn đang rất thấp. Điều này sẽ là rào cản lớn khi các doanh nghiệp muốn đầu tư và hợp tác.
Tiếp theo tất nhiên là lĩnh vực công nghệ. Đây cũng sẽ là một ngành có tiềm năng phát triển mạnh trong giai đoạn sắp tới. Ngoài ra, dự kiến sẽ có nhiều doanh nghiệp startup đầu tư vào công nghệ và fintech.
Cuối cùng là lĩnh vực năng lượng mà chúng ta vừa nói đến, cụ thể là năng lượng tái tạo. Đây sẽ là lĩnh vực được đầu tư đáng kể trong thời gian tới.
Ông có đề cập đến đồ nội thất cũng sẽ tăng trưởng mạnh? Ông có thể giải thích về điều này?
Tôi cho rằng các thị trường như Hoa Kỳ, một thị trường lớn cho xuất khẩu đồ nội thất của Việt Nam đang có những thay đổi khiến tiềm năng ngành sản xuất này sẽ lớn hơn.
Hiện nay, người dân không đi du lịch, họ cũng không nghỉ ngơi, họ bận bịu ở nhà với việc thay đổi thói quen làm việc tại nhà. Vì vậy họ sẽ để ý nhiều hơn về nội thất trong nhà của mình. Từ đó, nhu cầu về thay đổi nội thất của ngôi nhà để giúp làm việc tại nhà hiệu quả hơn sẽ tăng mạnh.
Rất nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực nội thất mà tôi biết ở Việt Nam nói rằng doanh số của họ thời gian vừa qua cao hơn rất nhiều so với những năm trước. Và tôi cho rằng điều này cũng xảy ra tương tự ở thị trường châu Âu.