banner image
Góc báo chí

Báo cáo Kinh doanh Quốc tế - Quý 3 năm 2024

Báo cáo Kinh doanh Quốc tế (International Business Report - IBR) mới nhất của Grant Thornton ghi nhận sự gia tăng đáng kể về mức độ lạc quan của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã phục hồi lên mức trước đại dịch và đạt đến mức cao nhất kể từ khi bắt đầu khảo sát.

Theo IBR mới nhất của Grant Thornton, tỷ lệ các nhà lãnh đạo doanh nghiệp tầm trung bày tỏ sự lạc quan về triển vọng kinh doanh trong 12 tháng tới đã tăng lên mức kỷ lục 74% (tăng 3 điểm so với quý 2 năm 2024).

Sự gia tăng lạc quan dường như được thúc đẩy bởi việc giảm bớt những lo ngại về các hạn chế kinh doanh. Mặc dù sự bất ổn về kinh tế vẫn là mối quan tâm hàng đầu của 52% các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, con số này đã giảm 3 điểm so với quý trước. Mối lo ngại về chi phí năng lượng cũng giảm đáng kể, giảm 4 điểm xuống 50%. Và mối lo ngại về sự gián đoạn địa chính trị đã giảm xuống còn 6 điểm (43%) (tính tại thời điểm khảo sát).

Mối lo ngại về nguồn cung và giá cả của nguyên vật liệu thô giảm 3 điểm xuống còn 49%, trong khi lo ngại về chi phí nhân công giảm 2 điểm xuống còn 49%.

Việc cắt giảm lãi suất của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB), Ngân hàng Anh và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã góp phần cải thiện sự triển vọng kinh doanh của thị trường tầm trung, giảm bớt áp lực về tình trạng thiếu hụt tài chính từ 45% ở quý trước xuống còn 41%.

Do lo ngại về tác động của các rủi ro giảm dần và những dự báo về suy thoái kinh tế, ở một số thị trường, thất bại trong việc hiện thực hóa, một số lượng lớn các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đang mong đợi lợi nhuận sẽ tăng trong 12 tháng tới (tăng 1 điểm lên 67%). Các doanh nghiệp thị trường tầm trung cũng đang kỳ vọng sẽ có mức doanh thu cao hơn (tăng 1 điểm lên 65%) và việc làm nhiều 
hơn (tăng 2 điểm lên 57%).

Mặc dù vẫn còn những căng thẳng địa chính trị. Tuy nhiên, lo ngại về tác động của chúng đến thị trường trung bình đã giảm bớt. Sự lạc quan gia tăng nói chung rõ ràng gắn liền với thị trường quốc tế, với một lượng lớn các doanh nghiệp mong đợi doanh thu sẽ tăng từ các thị trường nước ngoài (tăng 3 điểm lên 51%). Ngoài ra, dự kiến 50% các doanh nghiệp sẽ mở rộng thị trường (tăng 1 điểm), trong khi 40% dự kiến sẽ tăng cường nguồn nhân lực tập trung vào các thị trường nước ngoài (tăng 2 điểm).

Một số lượng ít các doanh nghiệp dự kiến sẽ tăng xuất khẩu (giảm 1 điểm xuống còn 52%) hoặc tăng giá bán trong 12 tháng tới (giảm 1 điểm xuống còn 54%).

Trong bối cảnh lãi suất giảm và lợi nhuận tăng cao kỷ lục, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp hiện đang cân nhắc cẩn thận về nơi để họ rót vốn. Theo khảo sát, lĩnh vực công nghệ thông tin đang là tâm điểm thu hút vốn đầu tư, với tỷ lệ kỷ lục 69% doanh nghiệp có kế hoạch tăng chi tiêu cho lĩnh vực này (tăng 2 điểm). 

Bên cạnh đó, các hoạt động nghiên cứu và phát triển cũng được duy trì ở mức cao, với 61% số người được hỏi dự kiến sẽ tăng đầu tư (tăng 1 điểm).

Đáng chú ý, đầu tư vào nhân lực vẫn là một ưu tiên hàng đầu, với 60% doanh nghiệp kế hoạch tăng lực lượng lao động (tăng 1 điểm), điều này cho thấy rằng, mặc dù trí tuệ nhân tạo đang phát triển mạnh mẽ, nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn đóng vai trò quan trọng. Đồng thời, việc tăng cường đầu tư vào các sang kiến xanh vẫn duy trì ở mức cao ổn định, với 58% lãnh đạo có ý định tăng đầu tư vào lĩnh vực này.

Vậy Việt Nam so với mức trung bình toàn cầu và ASEAN như thế nào?

Về mức độ lạc quan, Việt Nam cao hơn mức trung bình toàn cầu 3 điểm ở mức 80% ghi nhận mức tăng 3% trong khi ASEAN giảm 1 điểm xuống còn 73%. Khi được hỏi về những lo ngại về sự bất ổn của nền kinh tế, trên toàn cầu giảm 3 điểm xuống còn 52%, trong khi ASEAN tăng 2 điểm lên 52%, những người trả lời ở Việt Nam ghi nhận sự lo ngại tăng 52% lên 60%. Một mối lo ngại lớn khác 
trong 2-3 năm qua là chi phí năng lượng, giảm từ 54% xuống 50% trên toàn cầu, trong khi về mức độ quan tâm, Việt Nam giảm 7 điểm xuống 50% so với mức giảm 2 điểm ở ASEAN xuống còn 45%. Trong khi mối lo ngại về sự gián đoạn địa chính trị trên toàn cầu giảm từ 49% xuống 43% thì ở Việt Nam giảm 7 điểm xuống 32% so với giảm 2 điểm ở ASEAN xuống 38%.

Đối với các mối quan tâm khác như về chi phí nguyên liệu thô, trên toàn cầu giảm 3 điểm xuống còn 49%, và ở ASEAN, giảm 5% xuống còn 55%, trong khi đó ở Việt Nam giảm 18 điểm xuống còn 42%. Về sự lo ngại về chi phí lao động, trong khi trên toàn cầu giảm từ 51% xuống 49% và tăng 1% ở ASEAN thì ở Việt Nam giảm 5% xuống 36%. Khi xem xét những lo ngại về tình trạng thiếu hụt tài chính, trên toàn cầu đã giảm 4 điểm, trong khi tăng 4 điểm ở Việt Nam lên 41% và 3 điểm ở ASEAN lên 39%, điều này cho thấy rằng đa số các nước ASEAN không gắn bó chặt chẽ với chính sách lãi suất với Hoa Kỳ và châu Âu.

Tiếp đến về sự kỳ vọng, Việt Nam xếp hạng cao nhất trên thế giới trong các lĩnh vực về tăng lợi nhuận, tăng thu nhập, tăng việc làm và tăng thu nhập từ các thị trường ngoài nước. Điều này có thể một phần do tốc độ tăng trưởng cao với 7,3% được ghi nhận trong quý 3 năm 2024, và kỳ vọng về sự trở lại hoạt động kinh doanh bình thường trong bối cảnh những thay đổi chính trị gần đây. Về kỳ vọng về lợi nhuận, ở Việt Nam tăng 4 điểm lên 94% so với mức giảm 3% ở ASEAN xuống 69% và tăng 1% trên toàn cầu lên 67%. Về vấn đề doanh thu cao hơn, Việt Nam đã tăng 15 điểm lên 97% so với mức tăng 2% của ASEAN và 1% của toàn cầu. Một khác biệt lớn nữa về kỳ vọng là mức tăng việc làm dự kiến, ở Việt Nam tăng từ 10 điểm lên 77%, so với mức tăng 2 điểm trên toàn cầu lên 57% và giảm 4% ở ASEAN xuống 57%.

Một điểm nổi bật khác của Việt Nam là dự kiến tăng doanh thu từ thị trường ngoài nước nơi mà Việt Nam tăng 16 điểm lên 78% so với mức tăng 5 điểm của ASEAN lên 61% và tăng 3 điểm trên toàn cầu lên 51%. Tuy nhiên, khi được hỏi về kỳ vọng tăng xuất khẩu, Việt Nam bất ngờ giảm 1 điểm xuống 65% so với mức giảm 1 điểm xuống 52% trên toàn cầu và giảm 2% ở ASEAN xuống 61%. Mặt khác, kỳ vọng của Việt Nam về giá bán tăng 5% tăng 5 điểm lên 57% so với mức giảm 1 điểm trên toàn cầu xuống 54% và mức giảm 5 điểm ở ASEAN xuống 56%, điều này đã tạo nên một cục diện khác.

Xét về lựa chọn đầu tư dựa trên tăng doanh thu và mức sinh lời vào công nghệ, Việt Nam đứng đầu bảng xếp hạng 4 nước hàng đầu thế giới với 80% tăng 5 điểm so với 69% trên toàn cầu (tăng 2 điểm) và 73% trong khu vực ASEAN. Trong khi đầu tư bền vững trên toàn cầu ở mức 58 USD và giảm 3 điểm ở ASEAN xuống 63% thì Việt Nam ghi nhận mức giảm 8 điểm xuống 70%. Mặt khác, Việt Nam ghi nhận mức tăng 5 điểm về mức chi tiêu cho Nghiên cứu và Phát triển lên 80% trong khi trên toàn cầu tăng 1 điểm lên 61% và giảm 6 điểm xuống 61% trong ASEAN.

Nhìn chung, các kết quả khảo sát đối với Việt Nam đã phản ánh khả năng thích ứng và đổi mới của các doanh nghiệp giúp họ vượt qua 9 tháng khó khăn của nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng GDP kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trong năm 2025 và hướng tới một tương lai tươi sáng hơn. Với triển vọng tăng trưởng GDP cao và sự phục hồi của thị trường bất động sản, niềm tin của người tiêu dùng và nhà đầu tư vào nền kinh tế Việt Nam đang được củng cố. Điều này cho thấy Việt Nam không chỉ đang phục hồi mà còn đang phát triển mạnh mẽ, thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài kỷ lục và khẳng định vị thế là một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư.

Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:

Kenneth Atkinson OBE
Nhà sáng lập và Cố vấn cấp cao Hội đồng thành viên
ken.atkinson@vn.gt.com

Ngô Thị Kim Vân
Trưởng phòng cấp cao, bộ phận Marketing và Truyền thông
van.ngo@vn.gt.com