banner image
Báo cáo Kinh doanh Quốc tế

Hành trình xây dựng tương lai phát triển bền vững đối với các doanh nghiệp tầm trung

Thực tại và kế hoạch tương lai

Theo kết quả khảo sát của Báo cáo Quốc tế của Grant Thornton International (IBR), 92% các doanh nghiệp tầm trung trên toàn cầu đã triển khai ít nhất một sáng kiến bền vững trong năm qua, với 62% trong số đó đã thực hiện ba biện pháp bền vững trở lên. Trong khi đó, tại Việt Nam, tỷ lệ doanh nghiệp thực hiện ba biện pháp bền vững trở lên đạt 80%, vượt qua mức trung bình của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (64%) và Đông Nam Á (ASEAN) (68%). Điều này thể hiện cam kết mạnh mẽ áp dụng giải pháp bền vững vào hoạt động kinh doanh của mình của doanh nghiệp Việt Nam.

Ngoài ra, báo cáo cũng chỉ ra rằng các doanh nghiệp tầm trung đặc biệt chú trọng đến việc nâng cao danh tiếng thương hiệu bằng những hành động cụ thể, rõ ràng và dễ nhận thấy nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng và các đối tượng liên quan, thay vì ưu tiên lập báo cáo về tiến độ và các chỉ số về bền vững. Theo kết quả khảo sát trên toàn cầu, các doanh nghiệp tầm trung tập trung nhất vào việc xây dựng và thực thi chiến lược bền vững (51%), theo sau đó là đánh giá và thu thập dữ liệu bền vững (47%). Trong khi đó, việc lập báo cáo bền vững không phải là lựa chọn ưu tiên khi chỉ đứng ở vị trí thứ ba (40%). Tại Việt Nam, ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp tầm trung là phát triển và thực hiện chiến lược bền vững (60%), tiếp đến là đánh giá và thu thập dữ liệu về bền vững (59%). Trong khi đó, việc lập báo cáo chỉ xếp thứ năm, với tỷ lệ 49%.

Những yếu tố then chốt thúc đẩy các sáng kiến thực hiện phát triển bền vững

Theo nghiên cứu về phát triển bền vững của Grant Thornton International, "danh tiếng thương hiệu" là yếu tố hàng đầu thúc đẩy các sáng kiến bền vững trên toàn cầu (19%), nhằm đáp ứng kỳ vọng của khách hàng và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường. Hai yếu tố tiếp theo được lựa chọn nhiều nhất là "cạnh tranh thị trường" (14%) và "tiếp cận nguồn tài chính" (10%).

Tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, yếu tố được lựa chọn nhiều nhất cũng là "danh tiếng thương hiệu" (17%), tiếp theo là "cạnh tranh thị trường" (16%) và " tiếp cận nguồn tài chính " (11%). Trong khi đó, tại khu vực Đông Nam Á (ASEAN), ba động lực thúc đẩy sáng kiến bền vững hàng đầu là "cạnh tranh thị trường" (21%), "mục đích của doanh nghiệp" (17%) và "danh tiếng thương hiệu" (14%).

Tại Việt Nam, tỷ lệ ghi nhận cho "danh tiếng thương hiệu" cũng đứng đầu với 23%. "Cạnh tranh thị trường" và "tiếp cận nguồn tài chính" lần lượt đứng ở vị trí thứ hai và thứ ba với tỷ lệ là 17% và 12%, phản ánh đúng xu thế toàn cầu.

Những rào cản khi triển khai các sáng kiến  phát triển bền vững

Theo dữ liệu toàn cầu từ IBR, bốn yếu tố chính được các doanh nghiệp tầm trung cho là rào cản lớn trong việc triển khai các sáng kiến bền vững gồm: chi phí (15%), sự phức tạp của các quy định và tiêu chuẩn (13%), yêu cầu về nguồn lực (11%), và ikhối lượng các quy định và tiêu chuẩn (10%).

Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, hành trình đạt đến bền vững phải đối mặt với những thách thức tương tự nhưng có nhiều khó khăn hơn. Chi phí chiếm đến 24%, là rào cản lớn nhất tại Việt Nam, phản ánh gánh nặng tài chính lớn mà các doanh nghiệp đang phải đối mặt khi thực hiện các sáng kiến ESG. Bên cạnh đó, sự phức tạp của các quy định và tiêu chuẩn cũng được xem là một thách thức lớn, được lựa chọn bởi 16% doanh nghiệp tại Việt Nam, so với tỉ lệ 13% trên toàn cầu.

Kết luận và Khuyến nghị

Qua khảo sát, Grant Thornton mang đến một bức tranh tổng quan về các nỗ lực hướng đến phát triển bền vững từ các doanh nghiệp tầm trung và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hành động tức thời để tiến tới một tương lai bền vững.

Để thúc đẩy kinh tế tăng trưởng phồn thịnh và phát triển xã hội bền vững, các doanh nghiệp tầm trung là một lực lượng quan trọng và then chốt. Do đó, các doanh nghiệp cần có những hành động quyết đoán hướng đến mục tiêu bền vững, từ đó khai phá tiềm năng tăng trưởng nội tại và góp phần xây dựng một cộng đồng bền vững trong tương lai. Theo đó, Grant Thornton đưa ra các khuyến nghị sau đây nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tầm trung trên toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng nhanh chóng tích hợp tính bền vững vào chiến lược kinh doanh cốt lõi của mình:

Thông qua những khuyến nghị này, chúng tôi hy vọng các doanh nghiệp có thể tiếp cận bền vững một cách hiệu quả, tạo dựng giá trị lâu dài đồng thời chung tay đóng góp vào một tương lai bền vững hơn.