-
Tư vấn lập báo cáo tài chính theo Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế
Dịch vụ tư vấn báo cáo tài chính IFRS của Grant Thornton Việt Nam được thực hiện bởi nhóm chuyên gia tư vấn chuyên sâu về IFRS.
-
Dịch vụ
• Kiểm toán theo luật định • Kiểm toán báo cáo lập theo IFRS • Soát xét các báo cáo tài chính và thông tin tài chính • Kiểm toán báo cáo tài chính cho hồ sơ niêm yết • Tổng hợp thông tin tài chính • Kiểm toán khách hàng có phạm vi hoạt động toàn cầu • Dịch vụ các thủ tục thỏa thuận • Kiểm toán báo cáo lập theo US GAAP
-
Chất lượng kiểm toán
Chất lượng kiểm toán
-
Cách tiếp cận kiểm toán
Cách tiếp cận kiểm toán
-
Dịch vụ Thuế về Xác định giá giao dịch liên kết
Tại Grant Thornton, chúng tôi có kinh nghiệm sát cánh cùng khách hàng, cung cấp các giải pháp được xây dựng riêng phù hợp với nhu cầu đặc thù của từng doanh nghiệp.
-
Dịch vụ hỗ trợ xin cấp giấy phép
Dịch vụ hỗ trợ xin cấp giấy phép
-
Lập kế hoạch thuế quốc tế
Lập kế hoạch thuế quốc tế
-
Lập kế hoạch thuế cho nhân sự nước ngoài
Lập kế hoạch thuế cho nhân sự nước ngoài
-
Quản lý tuân thủ thuế
Quản lý tuân thủ thuế
-
Soát xét thuế định kỳ
Soát xét thuế định kỳ
-
Phần mềm ERP - Giải pháp quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ
Phần mềm ERP là một công cụ phục vụ cho hoạt động kinh doanh, quản lý sản xuất, xử lý đơn hàng và tồn kho trong quá trình kinh doanh. Ngày nay, phần mềm ERP dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được cải tiến rất nhiều giúp doanh nghiệp quản lý công việc kinh doanh tốt hơn. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp mọi thông tin liên quan về phần mềm ERP là gì và đưa ra giải pháp ERP phù hợp nhất cho doanh nghiệp. Cùng theo dõi nhé!
-
Phân tích dữ liệu Quản trị Doanh nghiệp
Chúng tôi đặt niềm tin vào những giá trị mà dữ liệu có thể mang đến cho sự thành công và phát triển của mọi doanh nghiệp. Đội ngũ của chúng tôi giúp thiết kế kiến trúc dữ liệu được hỗ trợ bằng các công cụ, để hỗ trợ cho hoạt động quản trị doanh nghiệp và mang đến nhiều thông tin hữu ích cho ban quản lý.
-
Gói giải pháp tuân thủ báo cáo tài chính
Đặt vấn đề tài chính làm trọng tâm, dịch vụ này giúp đảm bảo các Báo cáo Tài chính cho khách hàng tuân thủ theo cả yêu cầu về các qui định và chuẩn mực kế toán Việt nam (VAS) cũng như các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS).
-
Tiện ích mở rộng ERP từ bên thứ ba
ERP là một giải pháp dài hạn đòi hỏi đi đường dài chứ không phải ngắn hạn. Chúng tôi hiểu rằng nhiều doanh nghiệp không thể triển khai toàn bộ hệ thống ERP cùng một lúc do nhiều lý do khác nhau, thay vào đó các doanh nghiệp có thể triển khai từng phần. Sau một thời gian, những giải pháp này có thể được mở rộng để phù hợp với các quy trình kinh doanh đã được cải tiến hoặc thậm chí có thể liên kết những quy trình hoàn toàn mới giữa các bộ phận khác nhau.
-
Nội địa hoá, triển khai và xây dựng lại dự án
Khá nhiều dự án ERP cần thực hiện theo các yêu cầu và qui định hiện hành của Việt nam , nhưng vẫn tuân theo các yêu cầu kinh doanh chung quốc tế. Những dự án này cần một số cải tiến và điều chỉnh theo hướng đi đúng đắn.
-
Tư vấn về giải pháp công nghệ
Chúng tôi hỗ trợ lựa chọn và triển khai các giải pháp phù hợp nhất, đảm bảo hiệu quả và hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp. Chúng tôi sẽ phối hợp chặt chẽ cùng khách hàng để lập kế hoạch, đánh giá và thực hiện chiến lược, giải pháp đầu tư công nghệ đúng đắn nhằm đáp các ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp.
-
Tư vấn và Thành lập công ty offshore
Sử dụng mô hình công ty offshore sẽ tạo thuận lợi cho chủ sở hữu trong quá trình thực hiện giao dịch và mở rộng thị trường ngoài nước, tận dụng chính sách thuế nhiều ưu đãi và mục đích bảo toàn giá trị tài sản của doanh nghiệp gia đình.
-
Dịch vụ Tư vấn Quỹ quản lý các tài sản ủy thác cá nhân (tạm dịch từ Private Trust)
Dịch vụ Tư vấn Quỹ quản lý các tài sản ủy thác cá nhân (tạm dịch từ Private Trust)
-
Làm việc tại Grant Thornton
Grant Thornton có sáu giá trị CLEARR làm nền tảng cho văn hóa của chúng tôi và được áp dụng vào mọi trường hợp và hoàn cảnh.
-
Đào tạo và phát triển
Tại Grant Thornton, chúng tôi tin rằng các cơ hội học tập và phát triển sẽ giúp khai thác tiềm năng của bạn, hỗ trợ phát huy khả năng chuyên môn ngày một tiến bộ.
-
Chương trình trao đổi tài năng
Tại Grant Thornton, một trong những điều hấp dẫn nhất khi làm việc tại đây là cơ hội được tham gia các dự án đa quốc gia trên toàn thế giới.
-
Sự đa dạng
Sự đa dạng hóa giúp chúng ta đáp ứng được các yêu cầu của một thế giới đang thay đổi. Grant Thornton đánh giá cao việc các chuyên viên của chúng tôi đến từ mọi nơi và sự đa dạng về kinh nghiệm hay góc nhìn này làm cho tổ chức của chúng tôi trở nên mạnh mẽ hơn.
Tuy vậy số lượng các giao dịch M&A gia tăng lớn, bất chấp ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19. Thị trường M&A Việt Nam được đánh giá là hấp dẫn hàng đầu tại Đông Nam Á theo Euromonitor.
Khi nói đến các thương vụ M&A, đa số thường nghĩ đến gia tăng giá trị, chiến lược phát triển, mở rộng thị trường mà ít quan tâm đến sự phức tạp liên quan đến yêu cầu hạch toán hợp nhất kinh doanh hậu giao dịch - đặc biệt là yêu cầu thực hiện Phân bổ giá mua (Purchase Price Allocation - PPA). Đây là nội dung chính của chuẩn mực kế toán Việt Nam số 11 (VAS 11) hay chuẩn mực kế toán quốc tế số 3 (IFRS 3 – Business combination). Việc thực hiện PPA thường khá phức tạp và tốn nhiều thời gian, công sức.
Rất nhiều công ty khi thực hiện M&A thường không để ý tới các yêu cầu về kế toán và báo cáo này, và đội ngũ thực hiện báo cáo/kế toán hoàn toàn không có thông tin gì về giao dịch cho tới khi mọi việc đã “xong xuôi” và thời hạn báo cáo tới gần. Cách thức thực hiện này, cùng với tính chất phức tạp và không thường xuyên của các giao dịch M&A tại mỗi doanh nghiệp, lại có thể có ảnh hưởng lớn tới báo cáo tài chính hợp nhất, PPA mang theo đó các thách thức và vấn đề cần các Giám đốc tài chính và Kế toán trưởng có sự chuẩn bị kĩ lưỡng khi thực hiện.
Với kinh nghiệm thực hiện tư vấn các giao dịch M&A cũng như hỗ trợ khách hàng trong việc thực hiện PPA, Grant Thornton chia sẻ các khó khăn và các gợi ý như sau, để các doanh nghiệp có thể chuẩn bị báo cáo hợp nhất kinh doanh thuận lợi và không có yếu tố bất ngờ:
1. Sự tham gia sớm của bộ phận Kế toán
Các điều khoản và cơ cấu của giao dịch M&A có thể rất khác nhau và ảnh hưởng lớn tới việc hạch toán và báo cáo giao dịch hợp nhất kinh doanh. Một số ví dụ có thể kể đến như cơ cấu giá mua hay điều khoản thanh toán có hay không bao gồm các điều khoản “tùy thuộc vào tương lai”, cơ cấu chia sẻ chi phí giao dịch như thế nào, sự thay đổi các chính sách, chương trình đã có tại bên bị mua (ví dụ ESOP) ra sao v.v… đều sẽ mang lại các ảnh hưởng khác nhau lên báo cáo hợp nhất tại ngày mua hoặc sau ngày mua.
Mặc dù việc cân nhắc các ảnh hưởng kế toán không nên là yếu tố quyết định một giao dịch M&A nên cơ cấu thế nào, tuy vậy, việc ban lãnh đạo hiểu được ảnh hưởng này lên báo cáo tài chính của đơn vị sau khi thực hiện M&A là rất quan trọng để có được một quyết định phù hợp.
2. Xác định các tài sản vô hình
Việc xác định tài sản vô hình chưa được ghi nhận trên báo cáo tài chính của bên bị mua luôn là một vấn đề phức tạp
Các nguồn thông tin quan trọng mà giám đốc tài chính/kế toán trưởng nên xem xét để giúp xác định tài sản vô hình có thể bao gồm:
- Mô hình hoạt động của bên bị mua, các báo cáo tài chính, báo cáo nội bộ
- Thông tin trên trang web, hay các tài liệu giới thiệu doanh nghiệp cho nhà đầu tư
- Hợp đồng mua bán cổ phần (SPA), các báo cáo rà soát tài chính, rà soát pháp lý thực hiện trong quá trình M&A
- Đề xuất đầu tư của chính bên mua trong đó nhóm Đầu tư phân tích các giá trị mà giao dịch M&A mang lại cho bên mua
Chuẩn mực IFRS 3 cũng đưa ra danh sách hữu dụng để tham khảo về các nhóm tài sản vô hình có thể xác định được trong một giao dịch M&A.
3. Định giá tài sản hữu hình và vô hình
Định giá tài sản, dù là vô hình hay hữu hình, cũng là một chuyên môn riêng biệt và phức tạp. Đối với tài sản vô hình, phương pháp định giá lại càng đặc biệt hơn. Một số phương pháp định giá tài sản vô hình phổ biến bao gồm Phương pháp Phí bản quyền (Relief from royalty – thường áp dụng đối với định giá thương hiệu), Phương pháp số dôi thu nhập đa kỳ (Multi-period excess earning method – thường áp dụng đối với tài sản vô hình chính như mối quan hệ khách hàng, mối quan hệ với nhà cung cấp, công nghệ hay giấy phép kinh doanh). Công ty nên sớm xem xét nhân sự kế toán tài chính của mình, nếu không có chuyên môn về định giá, lời khuyên của chúng tôi là nên thuê một bên thứ ba định giá chuyên nghiệp để thực hiện.
Kể cả khi sử dụng bên định giá chuyên nghiệp, Công ty cũng sẽ cần cung cấp các thông tin về tài sản định giá, đặc biệt các thông tin dự phóng tài chính được sử dụng khi định giá tài sản vô hình. Điểm lưu ý lớn nhất khi cung cấp các dự phóng này cho mục đích PPA là chúng cần phải thể hiện kỳ vọng “tại ngày mua” và trên cơ sở các thông tin có sẵn tại ngày mua chứ không phải sau đó. Đồng thời, các thông tin dự phóng này phải thể hiện một cái nhìn “không thiên lệch” so với các bên tham gia thị trường. Tức là các ý định, chiến lược của bên mua thay đổi hoạt động của bên bị mua, hay các ý tưởng về “synergy” sẽ không được thể hiện trên các dự phóng tài chính này. Dự phóng do chính bên bán lập tại thời điểm thương thảo giao dịch thường sẽ là một điểm tham chiếu phù hợp.
Nếu không sử dụng chuyên gia định giá, doanh nghiệp cũng nên lưu ý một số vấn đề liên quan đến định giá tài sản vô hình cần cân nhắc như tỷ suất chiết khấu, thời gian hữu ích của tài sản vô hình, Lợi thế về thuế khi khấu hao (TAB - Tax amortization benefit) v.v… trong đó, tỷ suất chiết khấu thường phụ thuộc vào đánh giá về mức độ rủi ro tương đối của tài sản vô hình cần định giá, mức độ hợp lý của nó có thể được kiểm chứng thông qua kiểm tra đối chiếu WACC-WARA-IRR (chi phí sử dụng vốn bình quân – tỷ suất sinh lợi tài sản bình quân- tỷ suất sinh lời nội bộ).
4. Các lựa chọn chính sách kế toán cần cân nhắc
Tùy thuộc vào chuẩn mực kế toán áp dụng, doanh nghiệp có thể có hoặc không có lựa chọn về chính sách kế toán áp dụng. Đối với báo cáo lập theo IFRS, doanh nghiệp có thể có lựa chọn về cách thức hạch toán hợp nhất kinh doanh đối với một số khoản mục, bao gồm (i) Lợi ích cổ đông thiểu số, và (ii) phân loại các tài sản/công nợ được mua.
Bộ phận kế toán nên đánh giá ảnh hưởng của các lựa chọn khác nhau, bao gồm cả sự ảnh hưởng trực tiếp lên báo cáo tài chính tại ngày mua, sự dễ dàng hay khó khăn của việc áp dụng lựa chọn, các ảnh hưởng về đo lường, kế toán sau này, cũng như ảnh hưởng tới báo cáo kết quả kinh doanh về sau, từ đó đưa ra lựa chọn phù hợp.
5. Một số các khoản mục tài sản, công nợ thường cần có lưu ý đặc biệt
Ngoài ra các vấn đề nêu trên, một số các khoản mục cần có sự lưu ý đặc biệt trong việc thực hiện PPA, ví dụ:
- Các nghĩa vụ tiềm tàng, các cam kết bồi thường, đảm bảo cho bên thứ ba: cần được ghi nhận công nợ trong PPA khi có nghĩa vụ, cam kết tại ngày mua, và giá trị có thể đo lường được
- Thuế hoãn lại: Bên mua không cần ghi nhận các khoản thuế hoãn lại mà bên bị mua ghi nhận trước đó, thay vào đó thuế hoãn lại sẽ được tính lại dựa trên kết quả của PPA, theo các yêu cầu của chuẩn mực về Thuế thu nhập (IAS 12 hay VAS 17)
- Lợi thế thương mại: Bên mua không ghi nhận lợi thế thương mại mà bên bị mua đã ghi nhận liên quan đến các giao dịch M&A trước đó, thay vào đó LTTM sẽ được tính lại tại ngày mua theo hướng dẫn của IFRS 3 hay VAS 11
- Thuê hoạt động: khi bên bị mua có thuê hoạt động, PPA cần tính tới tài sản, công nợ hình thành do các điều khoản thuê có lợi, hoặc bất lợi hơn so với điều khoản thị trường.
Thực hiện phân bổ giá mua là một công việc phức tạp nhưng với sự chuẩn bị sớm và ý thức trước về các khó khăn có thể xảy ra, thời gian cần thiết để thực hiện, các giám đốc tài chính và kế toán trưởng có thể yên tâm hoàn thành báo cáo hợp nhất kinh doanh sau M&A một cách nhẹ nhàng và đúng hạn. Việc sử dụng tư vấn chuyên nghiệp để hỗ trợ thực hiện phân bổ giá mua một cách hiệu quả và độc lập cũng là một lựa chọn rất tốt để bổ sung hỗ trợ cho đội ngũ kế toán tài chính vốn bận rộn tại các kỳ báo cáo, và không có nhiều kinh nghiệm thực hiện phân bổ giá mua cho các giao dịch M&A vốn không thường xuyên xảy ra.