-
Tư vấn lập báo cáo tài chính theo Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế
Dịch vụ tư vấn báo cáo tài chính IFRS của Grant Thornton Việt Nam được thực hiện bởi nhóm chuyên gia tư vấn chuyên sâu về IFRS.
-
Dịch vụ
• Kiểm toán theo luật định • Kiểm toán báo cáo lập theo IFRS • Soát xét các báo cáo tài chính và thông tin tài chính • Kiểm toán báo cáo tài chính cho hồ sơ niêm yết • Tổng hợp thông tin tài chính • Kiểm toán khách hàng có phạm vi hoạt động toàn cầu • Dịch vụ các thủ tục thỏa thuận • Kiểm toán báo cáo lập theo US GAAP
-
Chất lượng kiểm toán
Chất lượng kiểm toán
-
Cách tiếp cận kiểm toán
Cách tiếp cận kiểm toán
-
Dịch vụ Thuế về Xác định giá giao dịch liên kết
Tại Grant Thornton, chúng tôi có kinh nghiệm sát cánh cùng khách hàng, cung cấp các giải pháp được xây dựng riêng phù hợp với nhu cầu đặc thù của từng doanh nghiệp.
-
Dịch vụ hỗ trợ xin cấp giấy phép
Dịch vụ hỗ trợ xin cấp giấy phép
-
Lập kế hoạch thuế quốc tế
Lập kế hoạch thuế quốc tế
-
Lập kế hoạch thuế cho nhân sự nước ngoài
Lập kế hoạch thuế cho nhân sự nước ngoài
-
Quản lý tuân thủ thuế
Quản lý tuân thủ thuế
-
Soát xét thuế định kỳ
Soát xét thuế định kỳ
-
Phần mềm ERP - Giải pháp quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ
Phần mềm ERP là một công cụ phục vụ cho hoạt động kinh doanh, quản lý sản xuất, xử lý đơn hàng và tồn kho trong quá trình kinh doanh. Ngày nay, phần mềm ERP dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được cải tiến rất nhiều giúp doanh nghiệp quản lý công việc kinh doanh tốt hơn. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp mọi thông tin liên quan về phần mềm ERP là gì và đưa ra giải pháp ERP phù hợp nhất cho doanh nghiệp. Cùng theo dõi nhé!
-
Phân tích dữ liệu Quản trị Doanh nghiệp
Chúng tôi đặt niềm tin vào những giá trị mà dữ liệu có thể mang đến cho sự thành công và phát triển của mọi doanh nghiệp. Đội ngũ của chúng tôi giúp thiết kế kiến trúc dữ liệu được hỗ trợ bằng các công cụ, để hỗ trợ cho hoạt động quản trị doanh nghiệp và mang đến nhiều thông tin hữu ích cho ban quản lý.
-
Gói giải pháp tuân thủ báo cáo tài chính
Đặt vấn đề tài chính làm trọng tâm, dịch vụ này giúp đảm bảo các Báo cáo Tài chính cho khách hàng tuân thủ theo cả yêu cầu về các qui định và chuẩn mực kế toán Việt nam (VAS) cũng như các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS).
-
Tiện ích mở rộng ERP từ bên thứ ba
ERP là một giải pháp dài hạn đòi hỏi đi đường dài chứ không phải ngắn hạn. Chúng tôi hiểu rằng nhiều doanh nghiệp không thể triển khai toàn bộ hệ thống ERP cùng một lúc do nhiều lý do khác nhau, thay vào đó các doanh nghiệp có thể triển khai từng phần. Sau một thời gian, những giải pháp này có thể được mở rộng để phù hợp với các quy trình kinh doanh đã được cải tiến hoặc thậm chí có thể liên kết những quy trình hoàn toàn mới giữa các bộ phận khác nhau.
-
Nội địa hoá, triển khai và xây dựng lại dự án
Khá nhiều dự án ERP cần thực hiện theo các yêu cầu và qui định hiện hành của Việt nam , nhưng vẫn tuân theo các yêu cầu kinh doanh chung quốc tế. Những dự án này cần một số cải tiến và điều chỉnh theo hướng đi đúng đắn.
-
Tư vấn về giải pháp công nghệ
Chúng tôi hỗ trợ lựa chọn và triển khai các giải pháp phù hợp nhất, đảm bảo hiệu quả và hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp. Chúng tôi sẽ phối hợp chặt chẽ cùng khách hàng để lập kế hoạch, đánh giá và thực hiện chiến lược, giải pháp đầu tư công nghệ đúng đắn nhằm đáp các ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp.
-
Tư vấn và Thành lập công ty offshore
Sử dụng mô hình công ty offshore sẽ tạo thuận lợi cho chủ sở hữu trong quá trình thực hiện giao dịch và mở rộng thị trường ngoài nước, tận dụng chính sách thuế nhiều ưu đãi và mục đích bảo toàn giá trị tài sản của doanh nghiệp gia đình.
-
Dịch vụ Tư vấn Quỹ quản lý các tài sản ủy thác cá nhân (tạm dịch từ Private Trust)
Dịch vụ Tư vấn Quỹ quản lý các tài sản ủy thác cá nhân (tạm dịch từ Private Trust)
-
Làm việc tại Grant Thornton
Grant Thornton có sáu giá trị CLEARR làm nền tảng cho văn hóa của chúng tôi và được áp dụng vào mọi trường hợp và hoàn cảnh.
-
Đào tạo và phát triển
Tại Grant Thornton, chúng tôi tin rằng các cơ hội học tập và phát triển sẽ giúp khai thác tiềm năng của bạn, hỗ trợ phát huy khả năng chuyên môn ngày một tiến bộ.
-
Chương trình trao đổi tài năng
Tại Grant Thornton, một trong những điều hấp dẫn nhất khi làm việc tại đây là cơ hội được tham gia các dự án đa quốc gia trên toàn thế giới.
-
Sự đa dạng
Sự đa dạng hóa giúp chúng ta đáp ứng được các yêu cầu của một thế giới đang thay đổi. Grant Thornton đánh giá cao việc các chuyên viên của chúng tôi đến từ mọi nơi và sự đa dạng về kinh nghiệm hay góc nhìn này làm cho tổ chức của chúng tôi trở nên mạnh mẽ hơn.
Trong bản tin này, Grant Thornton Việt Nam xin được cập nhật tới Quý khách hàng các chính sách pháp luật về Thuế và Hải quan quan trọng vừa được ban hành trong thời gian qua.
1. Nghị định 52/2021/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, TNDN, TNCN và tiền thuê đất trong năm 2021
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 52/2021/NĐ-CP ngày 19/4/2021 quy định về việc gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, TNDN, TNCN và tiền thuê đất. Một số nội dung chính tại Nghị định 52 như sau:
Về đối tượng áp dụng:
Nghị định 52 mở rộng thêm một số đối tượng áp dụng so với Nghị định 41/2020/NĐ-CP về giãn thuế trong năm 2020 như các doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân hoạt động kinh doanh trong các ngành kinh tế như sản xuất đồ uống, sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị); sản xuất mô tô, xe máy; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị, lập trình máy vi tính, dịch vụ tư vấn và các hoạt động khác liên quan đến máy vi tính; hoạt động dịch vụ thông tin, v.v..
Về thời gian gia hạn:
Đối với thuế GTGT
- Gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT của kỳ tính thuế từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2021 (đối với trường hợp kê khai thuế giá trị gia tăng theo tháng) và kỳ tính thuế quý 1, quý 2 năm 2021 (đối với trường hợp kê khai thuế giá trị gia tăng theo quý).
- Thời gian gia hạn là 05 tháng đối với số thuế giá trị gia tăng từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2021 và quý 1, quý 2 năm 2021
- Thời gian gia hạn là 04 tháng đối với số thuế giá trị gia tăng của tháng 7 năm 2021.
- Thời gian gia hạn là 03 tháng đối với số thuế giá trị gia tăng của tháng 8 năm 2021.
Đối với thuế TNDN
- Gia hạn 3 tháng với số thuế TNDN tạm nộp của quý 1, quý 2 kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2021
Đối với thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh
- Gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT và TNCN phát sinh phải nộp của năm 2021 của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đến chậm nhất là ngày 31/12/2021.
Đối với tiền thuê đất
- Gia hạn thời hạn nộp tiền thuê đất phải nộp kỳ đầu năm 2021 của doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân đang được Nhà nước cho thuê đất trực tiếp theo Quyết định hoặc Hợp đồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền dưới hình thức trả tiền thuê đất hàng năm với thời gian gia hạn là 06 tháng kể từ ngày 31 tháng 5 năm 2021.
Về thủ tục gia hạn:
- Người nộp thuế gửi Giấy đề nghị gia hạn nộp thuế theo Mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp một lần cho toàn bộ các kỳ kê khai cùng thời điểm nộp hồ sơ khai thuế hoặc chậm nhất là ngày 30/7/2021.
- Để được gia hạn tiền thuế và tiền thuê đất theo quy định tại Nghị định này, người nộp thuế phải nộp đủ các khoản tiền thuế, tiền thuê đất đã được gia hạn nộp thuế theo quy định tại Nghị định số 41/2020/NĐ-CP và tiền chậm nộp phát sinh tương ứng (nếu có) vào ngân sách nhà nước trước ngày 30 tháng 7 năm 2021.
2. Nghị định 44/2021/NĐ-CP Thuế TNDN đối với khoản chi ủng hộ, tài trợ của doanh nghiệp cho hoạt động phòng, chống dịch Covid-19
Ngày 31/3/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định 44/2021/NĐ-CP hướng dẫn thực hiện về chi phí được trừ khi xác định chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các khoản chi ủng hộ, tài trợ của doanh nghiệp, tổ chức cho các hoạt động phòng chống dịch Covide 19. Cụ thể như sau:
- Khoản chi ủng hộ, tài trợ bằng tiền, hiện vật cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 tại Việt Nam thông qua các đơn vị, tổ chức nhà nước và các cơ quan ban ngành (Ủy ban mặt trận, lực lượng vũ trang,…) sẽ được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp cho kỳ tính thuế năm 2020 và năm 2021.
- Nghị định cũng hướng dẫn chi tiết về hồ sơ xác định các khoản chi ủng hộ và tài trợ.
- Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 31/03/2021.
3. Nghị định 18/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều và biện pháp thi hành luật thuế xuất khẩu, luật thuế nhập khẩu
Ngày 11/03/2021, Chính phủ đã ban hành nghị định 18/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 134/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/04/2021. Nghị định 18 đã sửa đổi, bổ sung 21 vấn đề tại Nghị định 134, trong đó bao gồm 17 nội dung sửa đổi và 4 nội dung bổ sung mới tại Nghị định 134. Cụ thể, một số thay đổi quan trọng tại Nghị định 18 như sau:
- Sửa đổi bổ sung quy định về chính sách thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ.
- Sửa đổi quy định tại Điều 10 và Điều 12, Nghị định 134 về cơ sở để xác định miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công, sản xuất xuất khẩu, như quy định về bổ sung cả trường hợp cơ sở gia công, sản xuất xuất khẩu giao gia công lại một phần hoạt động sản xuất vẫn được miễn thuế nhập khẩu; hoặc quy định về miễn thuế nhập khẩu đối với phế liệu, phế phẩm tạo thành trong quá trình gia công và sản xuất xuất khẩu, được phép tiêu hủy và thực tế đã tiêu hủy, phế liệu, phế phẩm tạo thành trong quá trình gia công, sản xuất xuất khẩu khi chuyển tiêu thụ nội địa.
- Bổ sung Điều 31a về quy định đối với việc thông báo, kiểm tra tình hình sử dụng hàng hóa nhập khẩu miễn thuế trong thời hạn 5 năm.
- Bổ sung Điều 28a về Điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan và áp dụng chính sách thuế đối với DNCX là khu phi thuế quan.
4. Thông tư số 19/2021/TT-BTC hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế
Ngày 18/03/2021, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 19/2021/TT-BTC hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế thay thế Thông tư 110/2015/TT-BTC và Thông tư 66/2019/TT-BTC. Thông tư này ra đời nhằm giải quyết một số bất cập đang tồn tại và hướng tới thúc đẩy giao dịch điện tử để bắt kịp với thời đại số. Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 03/05/2021.
Một số nội dung chính đáng chú ý như sau:
- Người nộp thuế có thể thực hiện các giao dịch thuế điện tử 24/7, bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ và ngày tết. Thời gian người nộp thuế nộp hồ sơ được xác định là trong ngày nếu hồ sơ được ký gửi thành công trong khoảng thời gian 24 giờ của ngày (khoản 1a, điều 8).
- Người nộp thuế cần đăng ký giao dịch thuế điện tử để thực hiện các giao dịch thuế. Trường hợp người nộp thuế đã thực hiện giao dịch thuế bằng phương thức điện tử trước thời điểm 03/05/2021 (thông tư này có hiệu lực) thì không phải đăng ký lại với cơ quan thuế và được chuyển tiếp để thực hiện các thủ tục hành chính khác bằng phương thức điện tử và khai bổ sung thông tin theo quy định tại Điều 11 Thông tư 19/2021/TT-BTC (khoản 2, điều 48).
- Ngoài ra, Thông tư 19 này không điều chỉnh quy đinh về giao dịch điện tử đối với một số trường hợp sau:
- Giao dịch về hóa đơn theo quy định của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ về hóa đơn, chứng từ
- Giao dịch điện tử về thuế của nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác với tổ chức, cá nhân ở Việt Nam;
- Giao dịch điện tử về thuế đối với hàng hóa ở khâu xuất khẩu, nhập khẩu tại cơ quan Hải quan.
5. Quyết định số 10/2021/QĐ-TTg về tiêu chí xác định doanh nghiệp công nghệ cao
Ngày 16/03/2021, Chính phủ ban hành Quyết định số 10/2021/QĐ-TT quy định thêm các tiêu chí xác định doanh nghiệp công nghệ cao ngoài các tiêu chí đã được quy định tại Điều 75 của Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 và khoản 3 Điều 76 của Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 như sau:
- Doanh thu từ sản phẩm công nghệ cao phải đạt ít nhất 70% trong tổng doanh thu thuần hằng năm của doanh nghiệp.
- Tỷ lệ tổng chi cho hoạt động nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp trên giá trị của tổng doanh thu thuần trừ đi giá trị đầu vào hằng năm phải đáp ứng một tỷ lệ tối thiểu quy định trong văn bản.
- Tỷ lệ lao động trực tiếp thực hiện nghiên cứu và phát triển có trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên của doanh nghiệp trên tổng số lao động phải đáp ứng được một tỷ lệ tối thiểu quy định trong văn bản.
Quyết định sẽ có hiệu lực kể từ ngày 30/04/2021 và thay thế Quyết định 19/2015/QĐ-TTg về các tiêu chí xác định doanh nghiệp công nghệ cao.
6. Quyết định 376/QĐ-TCHQ về ban hành Sổ tay nghiệp vụ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan
Ngày 3/3/2021, Tổng cục Hải quan Bộ Tài chính ban hành Quyết định 376/QĐ-TCHQ ban hành Sổ tay nghiệp vụ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan. Sổ tay bao gồm 07 phần và có hiệu lực kể từ ngày ký quyết định.
7. Công văn số 1938/BTC-TCT về danh sách các văn bản vẫn còn hiệu lực sau khi Luật Quản lý Thuế số 78/2006/QH11 hết hiệu lực
Ngày 26/02/2021, Bộ Tài chính đã ban hành Công văn số 1938/BTC-TCT đưa ra ý kiến về danh sách các thông tư vẫn còn hiệu lực trong thời gian thông tư hướng dẫn luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 chưa được ban hành với quan điểm cho rằng các Thông tư này không phải là văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành Luật Quản lý thuế. Trong đó, có một số thông tư quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của người nộp thuế như sau: Thông tư số 156/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của luật quản lý thuế, Thông tư số 92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế GTGT và thuế TNCN đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh, Thông tư số 26/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế GTGT và quản lý thuế. Theo đó, các quy định tại các Thông tư nêu tại công văn này (trừ những nội dung đã được quy định cụ thể tại Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ) tiếp tục có hiệu lực cho đến khi có văn bản quy phạm pháp luật khác thay thế.
8. Hướng dẫn việc kê khai thuế GTGT đối với địa điểm kinh doanh ngoại tỉnh và hoạt động kinh doanh vãng lai
Quy định về kê khai thuế GTGT đối với địa điểm kinh doanh ngoại tỉnh và hoạt động kinh doanh vãng lai là một trong những điểm mới của Luật Quản lý thuế 2019 và Nghị định 126/2020/NĐ-CP và là một trong những vấn đề đang được các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh trên nhiều địa bàn đặc biệt quan tâm. Do đó, để tháo gỡ các khúc mắc cho người nộp thuế, Tổng cục thuế và Cục thuế TP Hà Nội đã ban hành một số công văn hướng dẫn như sau:
Công văn số 599/TCT-KK ngày 10/03/2021 của Tổng Cục thuế
Đơn vị chủ quản của địa điểm kinh doanh ngoại tỉnh sử dụng mã số thuế của mình để kê khai thuế cho địa điểm kinh doanh và thông báo phát hành hóa đơn, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn với cơ quan thuế nơi có địa điểm kinh doanh trong trường hợp người nộp thuế tách riêng được nghĩa vụ của từng địa điểm kinh doanh hoặc các địa điểm kinh doanh thuộc ngành nghề, hoạt động theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ.
Trong trường hợp người nộp thuế không tách riêng được (thực hiện hạch toán tập trung tại trụ sở chính có địa điểm kinh doanh khác tỉnh với nơi người nộp thuế đóng trụ sở chính) thì người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng và thông báo phát hành hóa đơn, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Công văn số 7801/CTHN-TTHT ngày 17/03/2021 của Cục thuế Hà Nội
Trong thời gian Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Quản lý Thuế số 38/2019/QH14 và Nghị định 126/2020/NĐ-CP chưa ban hành, người nộp thuế vẫn tiếp tục nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại tại điểm e Khoản 1 Điều 2 Thông tư 26/2015/TT-BTC trong trường hợp giá trị công trình xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh bao gồm cả thuế GTGT từ 1 tỷ đồng trở lên và không thành lập đơn vị trực thuộc tại địa phương cấp tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính.
Công văn số 7800/CTHN-TTHT ngày 17/03/ 2021 của Cục thuế Hà Nội
Trong năm 2021, công ty vẫn thực hiện kê khai nộp thuế GTGT vãng lai theo hướng dẫn tại khoản 1, Điều 2, Thông tư số 26/2015/TT-BTC. Theo đó, Công ty sẽ phải thực hiện kê khai, nộp thuế GTGT vãng lai tại nơi bán hàng với tỷ lệ 1% hoặc 2% doanh thu tùy theo thuế suất GTGT áp dụng cho từng mặt hàng kinh doanh.
Từ năm 2022 (là năm đầu tiên của thời kỳ ổn định ngân sách tiếp theo kể từ khi Luật QLT mới có hiệu lực), việc khai thuế khi bán hàng vãng lai ngoại tỉnh sẽ thực hiện theo quy định mới tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 126/2020/NĐ-CP. Theo đó, đối với hoạt động bán hàng ngoại tỉnh, Công ty sẽ khai thuế GTGT tập trung tại trụ sở chính đồng thời lập Bảng phân bổ thuế cho các địa phương nơi hưởng nguồn thu ngân sách (bao gồm cả đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh).
9. Công văn số 269/HQHCM-GSQL về điều kiện để áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định EVFTA
Công văn số 269/HQHCM-GSQL ngày 01/02/2021 của cục Hải Quan của Hồ Chí Minh đã trả lời về trường hợp thuế suất ưu đãi theo Hiệp định EVFTA . Công văn này dựa trên công văn 5575/TCHQ-GSQL ngày 21/08/2020 của Tổng cục Hải quan, không áp dụng cơ chế chứng nhận xuất xứ được quy định tại khoản 1 (a) và khoản 1 (b), Điều 15, Nghị định thư 1 của Hiệp định EVFTA (được hướng dẫn tại khoản 1 (a) và khoản 1 (b), Điều 19. Thông tư số 11/2020/TT-BCT), mà sẽ áp dụng cơ chế chứng nhận xuất xứ theo quy định tại khoản 1 (c), Điều 15. Nghị định thư 1 của Hiệp định EVFTA, cụ thể là tự chứng nhận xuất xứ theo hệ thống Registered Exporter System (“REX”) (được hướng dẫn tại khoản 1 (c), Điều 19, Thông tư số 11/2020/TT-BCT).
Do đó, trường hợp doanh nghiệp xuất trình chứng từ chứng nhận xuất xứ mẫu EUR.1 quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 19 Thông tư 11/2020/TT-BCT ngày 15/6/2020 là chưa đủ điều kiện để được áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định EVFTA.
10. Công văn số 475/TCHQ-TXNK về chính sách thuế và thủ tục hải quan đối với khuôn mẫu của doanh nghiệp chế xuất (“DNCX”) cho doanh nghiệp nội địa thuê mượn để sản xuất
Công văn số 475/TCHQ-TXNK ngày 01/02/2021 của Tổng Cục Hải Quan trả lời một số doanh nghiệp về trường hợp DNCX cho doanh nghiệp nội địa thuê mượn khuôn mẫu để sản xuất
Về thủ tục hải quan
Trường hợp mượn khuôn để phục vụ sản xuất ra sản phẩm cho chính DNCX thì doanh nghiệp chế xuất mở tờ khai tạm xuất, doanh nghiệp nội địa mở tờ khai tạm nhập.
Khi kết thúc hợp đồng, doanh nghiệp nội địa thực hiện thủ tục tái xuất và DNCX thực hiện thủ tục tái nhập.
Về thuế nhập khẩu
Doanh nghiệp nội địa không được miễn thuế nhập khẩu. Tuy nhiên, trị giá hải quan để tính thuế NK đối với khuôn mượn là toàn bộ các chi phí mà người đi mượn phải trả để đưa hàng hóa đến cửa khẩu nhập đầu tiên, phù hợp với các chứng từ, tài liệu có liên quan đến hàng hóa đi mượn (Khoản 9, Điều 1, Thông tư 60/2019/TT-BTC).
Về thuế GTGT
- Khuôn mẫu đi thuê mượn của DNCX đã đăng ký tờ khai theo loại hình tạm nhập không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.
- Trường hợp đã hết hạn cho thuê nhưng vẫn tiếp tục sử dụng, không tái xuất thì doanh nghiệp nội địa phải kê khai, nộp thuế GTGT.
- Trường hợp khuôn mẫu bị hư hỏng, không thể tái xuất, buộc phải tiêu hủy và đã thực hiện thủ tục tiêu hủy thì doanh nghiệp nội địa không phải kê khai nộp thuế GTGT.