-
Tư vấn lập báo cáo tài chính theo Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế
Dịch vụ tư vấn báo cáo tài chính IFRS của Grant Thornton Việt Nam được thực hiện bởi nhóm chuyên gia tư vấn chuyên sâu về IFRS.
-
Dịch vụ
• Kiểm toán theo luật định • Kiểm toán báo cáo lập theo IFRS • Soát xét các báo cáo tài chính và thông tin tài chính • Kiểm toán báo cáo tài chính cho hồ sơ niêm yết • Tổng hợp thông tin tài chính • Kiểm toán khách hàng có phạm vi hoạt động toàn cầu • Dịch vụ các thủ tục thỏa thuận • Kiểm toán báo cáo lập theo US GAAP
-
Chất lượng kiểm toán
Chất lượng kiểm toán
-
Cách tiếp cận kiểm toán
Cách tiếp cận kiểm toán
-
Dịch vụ Thuế về Xác định giá giao dịch liên kết
Tại Grant Thornton, chúng tôi có kinh nghiệm sát cánh cùng khách hàng, cung cấp các giải pháp được xây dựng riêng phù hợp với nhu cầu đặc thù của từng doanh nghiệp.
-
Dịch vụ hỗ trợ xin cấp giấy phép
Dịch vụ hỗ trợ xin cấp giấy phép
-
Lập kế hoạch thuế quốc tế
Lập kế hoạch thuế quốc tế
-
Lập kế hoạch thuế cho nhân sự nước ngoài
Lập kế hoạch thuế cho nhân sự nước ngoài
-
Quản lý tuân thủ thuế
Quản lý tuân thủ thuế
-
Soát xét thuế định kỳ
Soát xét thuế định kỳ
-
Phần mềm ERP - Giải pháp quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ
Phần mềm ERP là một công cụ phục vụ cho hoạt động kinh doanh, quản lý sản xuất, xử lý đơn hàng và tồn kho trong quá trình kinh doanh. Ngày nay, phần mềm ERP dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được cải tiến rất nhiều giúp doanh nghiệp quản lý công việc kinh doanh tốt hơn. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp mọi thông tin liên quan về phần mềm ERP là gì và đưa ra giải pháp ERP phù hợp nhất cho doanh nghiệp. Cùng theo dõi nhé!
-
Phân tích dữ liệu Quản trị Doanh nghiệp
Chúng tôi đặt niềm tin vào những giá trị mà dữ liệu có thể mang đến cho sự thành công và phát triển của mọi doanh nghiệp. Đội ngũ của chúng tôi giúp thiết kế kiến trúc dữ liệu được hỗ trợ bằng các công cụ, để hỗ trợ cho hoạt động quản trị doanh nghiệp và mang đến nhiều thông tin hữu ích cho ban quản lý.
-
Gói giải pháp tuân thủ báo cáo tài chính
Đặt vấn đề tài chính làm trọng tâm, dịch vụ này giúp đảm bảo các Báo cáo Tài chính cho khách hàng tuân thủ theo cả yêu cầu về các qui định và chuẩn mực kế toán Việt nam (VAS) cũng như các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS).
-
Tiện ích mở rộng ERP từ bên thứ ba
ERP là một giải pháp dài hạn đòi hỏi đi đường dài chứ không phải ngắn hạn. Chúng tôi hiểu rằng nhiều doanh nghiệp không thể triển khai toàn bộ hệ thống ERP cùng một lúc do nhiều lý do khác nhau, thay vào đó các doanh nghiệp có thể triển khai từng phần. Sau một thời gian, những giải pháp này có thể được mở rộng để phù hợp với các quy trình kinh doanh đã được cải tiến hoặc thậm chí có thể liên kết những quy trình hoàn toàn mới giữa các bộ phận khác nhau.
-
Nội địa hoá, triển khai và xây dựng lại dự án
Khá nhiều dự án ERP cần thực hiện theo các yêu cầu và qui định hiện hành của Việt nam , nhưng vẫn tuân theo các yêu cầu kinh doanh chung quốc tế. Những dự án này cần một số cải tiến và điều chỉnh theo hướng đi đúng đắn.
-
Tư vấn về giải pháp công nghệ
Chúng tôi hỗ trợ lựa chọn và triển khai các giải pháp phù hợp nhất, đảm bảo hiệu quả và hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp. Chúng tôi sẽ phối hợp chặt chẽ cùng khách hàng để lập kế hoạch, đánh giá và thực hiện chiến lược, giải pháp đầu tư công nghệ đúng đắn nhằm đáp các ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp.
-
Tư vấn và Thành lập công ty offshore
Sử dụng mô hình công ty offshore sẽ tạo thuận lợi cho chủ sở hữu trong quá trình thực hiện giao dịch và mở rộng thị trường ngoài nước, tận dụng chính sách thuế nhiều ưu đãi và mục đích bảo toàn giá trị tài sản của doanh nghiệp gia đình.
-
Dịch vụ Tư vấn Quỹ quản lý các tài sản ủy thác cá nhân (tạm dịch từ Private Trust)
Dịch vụ Tư vấn Quỹ quản lý các tài sản ủy thác cá nhân (tạm dịch từ Private Trust)
-
Làm việc tại Grant Thornton
Grant Thornton có sáu giá trị CLEARR làm nền tảng cho văn hóa của chúng tôi và được áp dụng vào mọi trường hợp và hoàn cảnh.
-
Đào tạo và phát triển
Tại Grant Thornton, chúng tôi tin rằng các cơ hội học tập và phát triển sẽ giúp khai thác tiềm năng của bạn, hỗ trợ phát huy khả năng chuyên môn ngày một tiến bộ.
-
Chương trình trao đổi tài năng
Tại Grant Thornton, một trong những điều hấp dẫn nhất khi làm việc tại đây là cơ hội được tham gia các dự án đa quốc gia trên toàn thế giới.
-
Sự đa dạng
Sự đa dạng hóa giúp chúng ta đáp ứng được các yêu cầu của một thế giới đang thay đổi. Grant Thornton đánh giá cao việc các chuyên viên của chúng tôi đến từ mọi nơi và sự đa dạng về kinh nghiệm hay góc nhìn này làm cho tổ chức của chúng tôi trở nên mạnh mẽ hơn.
Bên cạnh đầu tư FDI, số lượng các quỹ đầu tư đầu tư tư nhân (PE) tìm kiếm cơ hội đầu tư vào thị trường Việt Nam ngày một gia tăng.
Sau thành công trong kiểm soát đợt bùng phát lần thứ nhất của đại dịch Covid-19 và hiện đang triển khai tốt công tác chống dịch lần hai, nền kinh tế Việt Nam được đánh giá sẽ có tăng trưởng dương cao nhất trong khu vực ASEAN với mức 3,1% (theo Amro).
Số liệu này cũng tương thích với các kết quả trong Báo cáo kinh doanh quốc tế của Grant Thornton khi cho thấy, khoảng 65% các doanh nghiệp Việt Nam nhận định lạc quan về kinh tế phát triển trong tương lai.
Các nhận định lạc quan về nền kinh tế Việt Nam, cùng với xung đột thương mại Mỹ - Trung khiến làn sóng dịch chuyển cơ sở sản xuất khỏi Trung Quốc gia tăng, càng làm cho Việt Nam trở thành một điểm đến hấp dẫn cho đầu tư nước ngoài.
Mặc cho ảnh hưởng nặng nề của Covid 19 vẫn còn đang hiện hữu, chúng tôi đã thấy được khá rõ mối quan tâm của các quốc gia xung quanh vào Việt Nam và xu hướng gia tăng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Theo ghi nhận từ Tổng cục Thống kê, tổng số vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) thực hiện đến tháng 7 năm 2020 ước tính ở mức 10,1 tỷ USD. Tuy chưa thể hiện rõ ràng làn sóng dịch chuyển, nhưng trong 7 tháng năm 2020, ngành công nghiệp chế biến - chế tạo ghi nhận nguồn vốn FDI lớn nhất với số vốn là 7,2 tỷ USD, chiếm 71,1% trên tổng số.
Trong số 65 quốc gia và vùng lãnh thổ được cấp phép đầu tư, Singapore là nhà đầu tư lớn nhất với 4,6 tỷ USD (48,3% số vốn đăng ký), tiếp theo là các nhà đầu tư từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan.
Xu hướng đầu tư tư nhân tại Việt Nam
Bên cạnh FDI, chúng tôi cũng quan sát thấy số lượng các quỹ đầu tư đầu tư tư nhân (PE) tìm kiếm cơ hội đầu tư vào thị trường Việt Nam cũng ngày một gia tăng.
Số liệu thống kê cho thấy, mặc cho tình hình khó khăn với việc hạn chế di chuyển, đóng cửa biên giới ở một số quốc gia, số lượng các giao dịch PE trong 6 tháng đầu năm 2020 không hề thuyên giảm, mà vẫn đạt trên 50% tổng số lượng giao dịch của năm 2019 (55 giao dịch trong 6 tháng 2020 so với 107 giao dịch trong cả năm 2019).
Hơn nữa, giá trị các giao dịch trong 6 tháng 2020 đã vượt xa, hơn gấp đôi con số tổng giao dịch của năm 2019.
Hai biểu đồ cũng cho thấy mối quan tâm của các quỹ đầu tư tư nhân vào một số nhóm ngành tiêu biểu, bao gồm năng lượng, bất động sản, chăm sóc sức khỏe, công nghệ và truyền thông, dịch vụ tài chính và sản xuất.
Nhóm ngành năng lượng tái tạo tăng trưởng ấn tượng nhất với mức 2.394% dù chỉ với 1 thương vụ. Tiếp theo là các nhóm bất động sản, chăm sóc sức khỏe và dược phẩm, dịch vụ tài chính với mức tăng trưởng lần lượt là 1.444%, 11.385 và 318%.
Sự thay đổi về giá trị đầu tư của 2 nhóm ngành bán lẻ và sản xuất rất đáng lưu ý, do giá trị đầu tư đều đạt hàng trăm triệu USD.
Những con số trên đã thể hiện phần nào phản ứng của nhà đầu tư trước tiềm năng của thị trường Việt Nam và có thể đây sẽ là khởi đầu cho xu hướng dòng FDI về sau.
So với kết quả khảo sát triển vọng đầu tư tư nhân năm 2019, các ngành được yêu thích bao gồm công nghệ tài chính (Fintech), thương mại điện tử (E-commerce) và giáo dục trực tuyến (E-learning), thì xu hướng trên cũng chưa có nhiều thay đổi.
Đại dịch Covid-19 làm suy giảm tăng trưởng kinh tế, nhưng đi ngược với xu hướng này là sự phát triển đột phá của các ngành ứng dụng công nghệ kỹ thuật số, làm thay đổi đáng kể lối sống và thói quen của người tiêu dùng.
Hướng đi của doanh nghiệp
Mặc dù đang có các dấu hiệu tốt lên của nền kinh tế, nhưng thực tế có rất nhiều doanh nghiệp trong khối SME (vừa và nhỏ) - khối chiếm tới hơn 90% tổng số doanh nghiệp cả nước, đã không thể gượng dậy do khó khăn sau đại dịch.
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, 7 tháng đầu năm 2020, có 32,7 nghìn doanh nghiệp tạm dừng có thời hạn và hơn 30 nghìn doanh nghiệp đang tạm ngừng hoạt động để làm hoặc đã hoàn tất thủ tục giải thể.
Trong đó, số lượng doanh nghiệp có quy mô dưới 10 tỷ đồng là hơn 8 nghìn. Lĩnh vực bán lẻ, công nghiệp chế biến và xây dựng chiếm đa số.
Tính riêng tại khu vực TP.HCM có hơn 21.000 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động hoặc giải thể. Việc này dẫn tới thị trường mất hơn 12.000 tỷ đồng và hàng chục nghìn người lao động lâm vào tình trạng thất nghiệp cũng như nhiều hệ quả kinh tế - xã hội khác.
Tác động của đại dịch đến kinh tế đã quá rõ ràng. Câu hỏi quan trọng cần đặt ra là doanh nghiệp cần làm gì để phục hồi và đón được cơ hội đầu tư mới từ nước ngoài?
Tận dụng cơ hội trong khủng hoảng để tái cấu trúc mô hình cạnh tranh và kinh doanh luôn là vấn đề trọng yếu doanh nghiệp cần làm để vượt qua khó khăn và bứt phá.
Nhiều giải pháp tiêu biểu đã được doanh nghiệp triển khai bao gồm tăng cường quản lý dòng tiền, phát triển kênh phân phối, mở rộng thị trường sản phẩm, duy trì lực lượng lao động hiệu quả, thành lập hội đồng chiến lược xử lý các vấn đề về khủng hoảng do dịch bệnh…
Ngoài ra, việc nâng cao giá trị công ty thông qua cải cách chiến lược nâng cấp mô hình kinh doanh, chuyển đổi công nghệ số, xây dựng đội ngũ quản lý tài năng, năng tầm quản trị doanh nghiệp đang được các nhà quản trị và quỹ đầu tư tập trung ưu tiên triển khai.
Điều này cho thấy, có rất nhiều việc doanh nghiệp cần và có thể làm, nhưng đã không thể thực hiện được đồng bộ khi thị trường đang phát triển quá nóng và có quá nhiều vấn đề khác thu hút nguồn lực và sự chú ý của doanh nghiệp.
Khảo sát về đầu tư tư nhân 2019 của chúng tôi cho thấy, ngoài cơ hội kinh doanh tốt, các vấn đề mà các quỹ đầu tư tư nhân quan tâm là quản trị doanh nghiệp, minh bạch thông tin, quản trị nhân lực, đội ngũ lãnh đạo…
Bệnh viện Thu Cúc nhận khoản 26,7 triệu USD đầu tư từ Quỹ VinaCapital - nguồn vốn sẽ giúp bệnh viện mở rộng kinh doanh, là một câu chuyện đáng chú ý.
Chúng ta cùng chờ xem sự minh bạch trong hệ thống quản trị của bệnh viện này sẽ được cải thiện như thế nào, chiến lược phát triển sắp tới sẽ cải thiện ra sao và đặc biệt, những thay đổi đó sẽ đóng góp bao nhiêu phần vào sự phát triển của doanh nghiệp.
Làn sóng nhà đầu tư dịch chuyển nhà máy sản xuất ra khỏi Trung Quốc và tận dụng thị trường châu Âu thông qua Hiệp định EVFTA đã chính thức có hiệu lức từ ngày 1/8/2020 đang mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam.
Không chỉ các quỹ đầu tư đi tìm doanh nghiệp, nếu các doanh nghiệp tăng sự chủ động và mở ra các cửa sổ tìm kiếm người đồng hành có thể sẽ tạo nên những cộng hưởng mới, vượt qua khó khăn, cùng phát triển.
Tác giả: Nguyễn Thị Vĩnh Hà, Phó Tổng giám đốc - Giám đốc Tư vấn doanh nghiệp, Grant Thorton và Trịnh Thị Tuyết Anh, Giám đốc Phát triển Khách hàng - Tư vấn cơ cấu doanh nghiệp toàn cầu, Grant Thorton