-
Tư vấn lập báo cáo tài chính theo Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế
Dịch vụ tư vấn báo cáo tài chính IFRS của Grant Thornton Việt Nam được thực hiện bởi nhóm chuyên gia tư vấn chuyên sâu về IFRS.
-
Dịch vụ
• Kiểm toán theo luật định • Kiểm toán báo cáo lập theo IFRS • Soát xét các báo cáo tài chính và thông tin tài chính • Kiểm toán báo cáo tài chính cho hồ sơ niêm yết • Tổng hợp thông tin tài chính • Kiểm toán khách hàng có phạm vi hoạt động toàn cầu • Dịch vụ các thủ tục thỏa thuận • Kiểm toán báo cáo lập theo US GAAP
-
Chất lượng kiểm toán
Chất lượng kiểm toán
-
Cách tiếp cận kiểm toán
Cách tiếp cận kiểm toán
-
Dịch vụ Thuế về Xác định giá giao dịch liên kết
Tại Grant Thornton, chúng tôi có kinh nghiệm sát cánh cùng khách hàng, cung cấp các giải pháp được xây dựng riêng phù hợp với nhu cầu đặc thù của từng doanh nghiệp.
-
Dịch vụ hỗ trợ xin cấp giấy phép
Dịch vụ hỗ trợ xin cấp giấy phép
-
Lập kế hoạch thuế quốc tế
Lập kế hoạch thuế quốc tế
-
Lập kế hoạch thuế cho nhân sự nước ngoài
Lập kế hoạch thuế cho nhân sự nước ngoài
-
Quản lý tuân thủ thuế
Quản lý tuân thủ thuế
-
Soát xét thuế định kỳ
Soát xét thuế định kỳ
-
Phần mềm ERP - Giải pháp quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ
Phần mềm ERP là một công cụ phục vụ cho hoạt động kinh doanh, quản lý sản xuất, xử lý đơn hàng và tồn kho trong quá trình kinh doanh. Ngày nay, phần mềm ERP dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được cải tiến rất nhiều giúp doanh nghiệp quản lý công việc kinh doanh tốt hơn. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp mọi thông tin liên quan về phần mềm ERP là gì và đưa ra giải pháp ERP phù hợp nhất cho doanh nghiệp. Cùng theo dõi nhé!
-
Phân tích dữ liệu Quản trị Doanh nghiệp
Chúng tôi đặt niềm tin vào những giá trị mà dữ liệu có thể mang đến cho sự thành công và phát triển của mọi doanh nghiệp. Đội ngũ của chúng tôi giúp thiết kế kiến trúc dữ liệu được hỗ trợ bằng các công cụ, để hỗ trợ cho hoạt động quản trị doanh nghiệp và mang đến nhiều thông tin hữu ích cho ban quản lý.
-
Gói giải pháp tuân thủ báo cáo tài chính
Đặt vấn đề tài chính làm trọng tâm, dịch vụ này giúp đảm bảo các Báo cáo Tài chính cho khách hàng tuân thủ theo cả yêu cầu về các qui định và chuẩn mực kế toán Việt nam (VAS) cũng như các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS).
-
Tiện ích mở rộng ERP từ bên thứ ba
ERP là một giải pháp dài hạn đòi hỏi đi đường dài chứ không phải ngắn hạn. Chúng tôi hiểu rằng nhiều doanh nghiệp không thể triển khai toàn bộ hệ thống ERP cùng một lúc do nhiều lý do khác nhau, thay vào đó các doanh nghiệp có thể triển khai từng phần. Sau một thời gian, những giải pháp này có thể được mở rộng để phù hợp với các quy trình kinh doanh đã được cải tiến hoặc thậm chí có thể liên kết những quy trình hoàn toàn mới giữa các bộ phận khác nhau.
-
Nội địa hoá, triển khai và xây dựng lại dự án
Khá nhiều dự án ERP cần thực hiện theo các yêu cầu và qui định hiện hành của Việt nam , nhưng vẫn tuân theo các yêu cầu kinh doanh chung quốc tế. Những dự án này cần một số cải tiến và điều chỉnh theo hướng đi đúng đắn.
-
Tư vấn về giải pháp công nghệ
Chúng tôi hỗ trợ lựa chọn và triển khai các giải pháp phù hợp nhất, đảm bảo hiệu quả và hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp. Chúng tôi sẽ phối hợp chặt chẽ cùng khách hàng để lập kế hoạch, đánh giá và thực hiện chiến lược, giải pháp đầu tư công nghệ đúng đắn nhằm đáp các ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp.
-
Tư vấn và Thành lập công ty offshore
Sử dụng mô hình công ty offshore sẽ tạo thuận lợi cho chủ sở hữu trong quá trình thực hiện giao dịch và mở rộng thị trường ngoài nước, tận dụng chính sách thuế nhiều ưu đãi và mục đích bảo toàn giá trị tài sản của doanh nghiệp gia đình.
-
Dịch vụ Tư vấn Quỹ quản lý các tài sản ủy thác cá nhân (tạm dịch từ Private Trust)
Dịch vụ Tư vấn Quỹ quản lý các tài sản ủy thác cá nhân (tạm dịch từ Private Trust)
-
Làm việc tại Grant Thornton
Grant Thornton có sáu giá trị CLEARR làm nền tảng cho văn hóa của chúng tôi và được áp dụng vào mọi trường hợp và hoàn cảnh.
-
Đào tạo và phát triển
Tại Grant Thornton, chúng tôi tin rằng các cơ hội học tập và phát triển sẽ giúp khai thác tiềm năng của bạn, hỗ trợ phát huy khả năng chuyên môn ngày một tiến bộ.
-
Chương trình trao đổi tài năng
Tại Grant Thornton, một trong những điều hấp dẫn nhất khi làm việc tại đây là cơ hội được tham gia các dự án đa quốc gia trên toàn thế giới.
-
Sự đa dạng
Sự đa dạng hóa giúp chúng ta đáp ứng được các yêu cầu của một thế giới đang thay đổi. Grant Thornton đánh giá cao việc các chuyên viên của chúng tôi đến từ mọi nơi và sự đa dạng về kinh nghiệm hay góc nhìn này làm cho tổ chức của chúng tôi trở nên mạnh mẽ hơn.
Triển khai một hệ thống ERP mới là cơ hội lớn để chuyển đổi số toàn bộ mô hình vận hành của công ty. Xóa bỏ các chức năng hạn chế hoặc công nghệ lỗi thời theo mô hình quản trị kiểu cũ mà còn có thể tận dụng các khả năng của hệ thống ERP hiện đại để giúp doanh nghiệp nắm bắt các cơ hội kinh doanh mới.
Tuy nhiên, không phải tất cả các dự án triển khai đều diễn ra suôn sẻ. Vậy làm thế nào để anh chị hoặc định lộ trình để triển khai ERP thành công? Làm thế nào để anh chị tránh được những chi phí và rủi ro không cần thiết? Các phương pháp tốt nhất, được tổng hợp từ nhiều dự án triển khai ERP trên toàn cầu và tại Việt Nam, sẽ giúp anh chị tránh những sai lầm phổ biến và đưa toàn bộ đội ngũ nhận thức được lợi ích của ERP nhanh chóng hơn.
Doanh nghiệp nên bắt đầu dự án ERP của mình từ đâu?
Khi anh chị nghĩ về việc triển khai hệ thống, ban lãnh đạo thường bắt đầu bằng cách xem xét các tính năng mong muốn. Nhưng các tính năng hoặc công nghệ mới không phải là vấn đề cốt lõi; những gì một doanh nghiệp cần để tăng trưởng là các quy trình kinh doanh tương thích với chuẩn mực toàn cầu. Chỉ với các quy trình hiệu quả, giúp doanh nghiệp anh chị phản ứng nhanh và linh hoạt mới có thể tăng khả năng cạnh tranh và phục vụ khách hàng tốt hơn, bao gồm cả khách hàng trong nước và quốc tế.
Thông thường, các quy trình hiện tại không linh hoạt và không đáp ứng được nhu cầu của công ty. Ngay cả các quy trình đã được thử nghiệm và tiết kiệm chi phí, chúng thường cần được cập nhật để đáp ứng nhu cầu phát triển hoặc cần được nâng cao với các chức năng mới. Vì vậy, điều quan trọng là phải chuẩn hóa các quy trình bám sát các tiêu chuẩn chung trong quá trình thực hiện triển khai dự án.
Yếu tố đảm bảo thành công là gì?
Ban triển khai dự án
Nhiều case study về triển khai ERP đều cho thấy rằng: yếu tố quyết định chính là ban triển khai dự án. Giải pháp tuyệt vời chỉ phát huy tối đa hiệu quả nếu được thực hiện bởi một ban triển khai dự án tâm huyết và chủ động, bao gồm cả nhân sự nội bộ doanh nghiệp và đơn vị tư vấn triển khai. Nếu tất cả nhân sự thiếu sự chuẩn bị, thời gian, hỗ trợ hoặc kỹ năng để thực hiện công việc một cách hiệu quả, họ sẽ không thành công - và dự án có thể sẽ bị chậm trễ, phát sinh nhiều chi phí hoặc cả dự án sẽ khó đáp ứng được nhu cầu của công ty.
Nhiều bài toán thực tế về triển khai ERP đều cho thấy rằng: ban triển khai dự án đóng vai trò trọng yếu ảnh hưởng đến tỉ lệ thành công của dự án.
Các công ty đã trải qua những trở ngại hoặc thất bại khi triển khai dự án ERP thường chỉ định nhân viên "có thời gian rỗi" làm việc trong dự án. Nhưng để thành công, anh chị cần tuyển chọn những người “không thể thiếu”. Đây là các vị trí bận rộn, điều phối công việc hiệu quả, biết các quy trình kinh doanh, làm việc tốt với các thành viên khác trong tổ chức và có sự đánh giá cao của ban lãnh đạo. Các nhân sự này cần đầu tư tối thiểu từ 40% - 60% thời gian làm việc trong giai đoạn đầu triển khai dự án, ở các giai đoạn kế tiếp, tỉ lệ này có thể giảm xuống 25% - 30%.
Không bổ sung những người không thể dành ít nhất 25% thời gian của họ (tối thiểu 10 giờ) cho dự án mỗi tuần vào danh sách các thành viên chủ chốt của ban triển khai dự án. Các thành viên dành ít hơn một phần tư thời gian của họ sẽ chỉ có thể nỗ lực bắt kịp các hoạt động của dự án nhưng sẽ không làm tăng thêm giá trị cho dự án.
Hỗ trợ điều hành cho team của anh chị cũng rất quan trọng. Mỗi triển khai quan trọng đều có rất nhiều quyết định liên quan đến các ưu tiên và đánh đổi nguồn lực, nếu không có sự hỗ trợ và cam kết lớn, ngay cả những team giỏi cũng có thể lúng túng.
Có được một hệ thống ERP hiện đại được triển khai nhanh chóng là một trong những điều quan trọng nhất mà một công ty cần đạt được nhằm đáp ứng mục tiêu ứng biến linh hoạt với môi trường kinh doanh ngày càng biến động. Vì vậy, hãy dành ra những người giỏi nhất của công ty và đặt nền tảng cho sự thành công phía trước là hoàn toàn xứng đáng.
Cách lập kế hoạch triển khai ERP
Ban lãnh đạo công ty thường mong muốn dự án được triển khai nhanh chóng nhất có thể và thường đẩy tiến độ dự án lên mức (đôi khi) là không khả thi. Kế hoạch triển khai cần được cân nhắc kỹ lượng dựa trên các yếu tố về khoản thời gian kinh doanh cao điểm, thời gian đội ngũ lãnh đạo, người quản lý và chuyên gia nội bộ của doanh nghiệp, những người trực tiếp ảnh hưởng đến thành công của dự án.
Sắp xếp mức độ ưu tiên của nhu cầu để anh chị có thể tập trung vào những tính năng mang lại lợi ích lớn và giá trị thực sự cho công ty. Việc đẩy tất cả các yêu cầu vào một khung thời gian quá ngắn sẽ khiến cho cả dự án dễ dàng rơi vào trạng thái “cháy” tiến độ. Song song đó, một đơn vị tư vấn ERP có đủ năng lực hoàn toàn đáp ứng về việc định hướng một Giải pháp và công nghệ cốt lõi có thể mở rộng theo nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp.
Kế hoạch chi tiết và KPIs của anh chị sẽ được điều chỉnh để phù hợp với yêu cầu cụ thể của anh chị. Tuy nhiên, các hoạt động chính sau đây là các bước phổ biến trong tất cả các triển khai thành công:
(1) Lựa chọn một đơn vị tư vấn công nghệ phụ trách hoạch định và triển khai
(2) Lập các nhiệm vụ chi tiết cho dự án
(3) Hoạch định tiến độ tổng thể, thời gian thực hiện
(4) Tạo ra một lịch làm việc có tính khả thi cao
(5) Tiến hành hoạt động chạy thử nghiệm liên quy trình trên hệ thống
(6) Làm sạch dữ liệu, chuẩn bị dữ liệu chuẩn (Master Data)
(7) Đảm bảo tất cả các nhân sự thao tác trên hệ thống ERP nắm bắt thông tin kịp thời nhất
Các bước chính liên quan đến lập kế hoạch triển khai ERP
- Chọn một đối tác cung cấp giải pháp và dịch vụ để tư vấn triển khai.
Đội ngũ điều hành của doanh nghiệp thường tập trung sâu vào hoạt động vận hành chi tiết, do vậy thiếu các cơ hội để nâng cao kiến thức và trải nghiệm về triển khai ERP. Đây là lý do chính yếu mà ban lãnh đạo nên cân nhắc nghiêm túc việc thuê các đơn vị tư vấn chuyên nghiệp với đội ngũ chuyên gia được đào tạo bài bản và có bề dày kinh nghiệm. Nghiên cứu và lựa chọn (các) nguồn lực tư vấn triển khai ERP đủ tốt với kiến thức sâu và kinh nghiệm với ứng dụng ERP mà anh chị đang hướng tới. Ngoài ra, cần xác nhận rằng đơn vị tư vấn có kiến thức, am hiểu các quy trình kinh doanh chuẩn mực trong phạm vi ngành nghề anh chị đang hoạt động. Ban triển khai dự án của công ty cần đặt ra các câu hỏi thực tế, hướng đến việc giải quyết một vấn đề (mẫu) cụ thể của công ty, thông qua đó đánh giá năng lực của đơn vị tư vấn.
Các đối tác tư vấn phải có đội ngũ nhân viên được đào tạo từ hãng, sẵn sàng cung cấp nguồn lực hỗ trợ trực tiếp trong trường hợp cần thiết. Nếu có khách hàng và nhà cung cấp quốc tế, đối tác của anh chị phải có các kỹ năng kinh doanh, ngôn ngữ và kinh nghiệm triển khai tiền tệ đa quốc gia để tối ưu về nguồn lực và chi phí triển khai của công ty.
Cuối cùng, hãy xem lại Giải pháp quản lý dự án mà một công ty sử dụng để đảm bảo rằng nó tương thích với hệ thống lập kế hoạch, lập lịch trình và theo dõi nội bộ của anh chị.
- Lập các nhiệm vụ chi tiết cho dự án
Đối tác triển khai của anh chị sẽ giúp anh chị phát triển một danh sách nhiệm vụ chi tiết về mọi thứ cần phải làm. Danh sách này sẽ được mở rộng. Ví dụ, chỉ riêng về đào tạo cũng bao gồm nhiều nhiệm vụ:
- Đào tạo nhóm dự án: Nhóm của anh chị cần tìm hiểu về Giải pháp để họ có thể quyết định cách điều chỉnh quy trình kinh doanh của anh chị.
- Đào tạo team IT: Team IT phải được đào tạo để họ hiểu cách cài đặt và bảo trì hệ thống một cách tối ưu.
- Đào tạo người dùng doanh nghiệp: Mọi người dự kiến sử dụng Giải pháp phải tìm hiểu cách thức hoạt động của nó.
- Đào tạo liên tục: Người dùng mới sẽ cần được đào tạo khi họ gia nhập công ty của anh chị, vì vậy anh chị sẽ cần một kế hoạch dài hạn hơn.
Danh sách các nhiệm vụ nên được chia thành các giai đoạn. Thời gian nên được phân bổ cho thí điểm phòng hội nghị, chỉnh sửa ứng dụng theo yêu cầu, tích hợp với các ứng dụng và nguồn dữ liệu khác, triển khai cơ sở hạ tầng, làm sạch dữ liệu, UAT, v.v.
Đối tác triển khai của anh chị cần có thể cung cấp danh sách chi tiết tất cả các giai đoạn và bước cần thiết.
- Tiến độ và thời gian thực hiện dự án
Ban triển khai dự án cần cần tính toán cẩn trọng lượng thời gian cần thiết cho từng công việc cũng như tổng thể thời gian dự án. Phương pháp thực hiện không phức tạp nhưng cần có kinh nghiệm để đánh giá và liên kết công việc liên quan, sau đó chỉ định số lượng "ngày / giờ làm việc" cần thiết. Sau cùng, cộng số ngày / giờ làm việc cho từng giai đoạn của dự án và chỉ định người chịu trách nhiệm hoàn thành công việc ở mức cao nhất (thường là phó ban thường trực của Dự án, các trưởng phòng nằm trong nhóm nhân sự lõi của Ban triển khai dự án).
Đây là một giai đoạn khá khó khăn do hầu hết nhân sự sẽ khó am hiểu được giải pháp, tính khả thi, đáp ứng so với nhu cầu quy trình thực tế. Đó là lý do tại sao điều quan trọng là phải có sự tham gia của một đối tác triển khai nhuần nhuyễn với giải pháp đã chọn. Nếu anh chị thực hiện tốt bước này, tiến độ của dự án sẽ được cân chỉnh gần với thực tế và đảm bảo bao gồm các rủi ro nhìn thấy trước, điều phối hiệu quả nguồn lực và thời gian , xác định xem anh chị có cần bất kỳ trợ giúp nào khác không, cũng như hạn chế thay đổi phạm vi dự án.
- Tạo ra một lịch làm việc có tính khả thi cao
Kế thừa từ việc lập kế hoạch chi tiết phân bổ khung giờ làm việc khả dụng và cần thiết để hoàn thành dự án, nên có thể thiết lập một lịch tình khả thi cho toàn bộ dự án hoàn toàn có thể thực hiện được.
Dưới đây là một phép tính ví dụ minh họa sự khác biệt có thể xảy ra:
- Khung thời gian go-live mục tiêu = 12 tháng hoặc 1 năm
- Tổng số giờ làm việc khả thi trong khoảng thời gian 12 tháng = 540/tuần hoặc 28.080 giờ/năm
- Tổng số giờ làm việc cần thiết để thực hiện = tổng cộng 42.000 giờ
- Số giờ yêu cầu chia cho số giờ làm việc khả thi mỗi năm = 1,496 năm
Kết quả? Ngày go-live bị trễ, trước khi dự án bắt đầu. Dưới đây là một số giải pháp khả thi:
- Giảm phạm vi – ngay cả khi đây là những nhiệm vụ thiết yếu đã được ban dự án thông qua
- Gia hạn thành một ngày thực tế hơn
- Thêm nhiều tài nguyên nội bộ và bên ngoài (tăng giờ làm việc)
- Chia dự án thành nhiều giai đoạn nhỏ hơn
Đây là thời điểm mà đội ngũ của ban triển khai dự án sẽ cần phải đưa ra quyết định. Đây chỉ là một ví dụ về lý do tại sao công ty cần những người tốt nhất trong nội bộ để tham gia vào quá trình lựa chọn và triển khai giải pháp.
- Tiến hành hoạt động chạy thử nghiệm liên quy trình trên hệ thống
Khi dự án đã được khởi động và trước khi go-live, hãy tiến hành chạy thử nghiệm hoặc thí điểm (tập trung các bộ phận liên quan) trước khi đưa vào sử dụng. Việc thực hiện các hoạt động chạy thử nghiệm liên quy trình sẽ đảm bảo rằng các quy trình được vạch ra có thể chạy nhuần nhuyễn trên hệ thống. Khi anh chị thiết kế các quy trình mới của mình, điều quan trọng là phải hiểu những tùy chọn có sẵn trong hệ thống ERP của anh chị - và để xác nhận các quy trình của anh chị với ban triển khai dự án và các bên liên quan từ các người dùng cuối.
Trong giai đoạn kéo dài nhiều tuần này, đối tác triển khai của anh chị sẽ cài đặt môi trường thử nghiệm cho phép sử dụng thử tất cả các quy trình của mình và đảm bảo rằng chúng hoạt động như mong đợi và không có điều gì bất thường. Thông thường, anh chị có thể áp dụng các phương pháp tốt nhất (best practices) để tiết kiệm thời gian, đặc biệt nếu anh chị có các công cụ cấu hình (configuration tools) để thực hiện những điều chỉnh nhỏ khi anh chị cải thiện quy trình hoạt động của mình.
- Làm sạch dữ liệu.
Nghe có vẻ đơn giản nhưng làm sạch dữ liệu là một hoạt động rất tốn thời gian. Tốt nhất anh chị nên bắt đầu đánh giá độ chính xác của dữ liệu càng sớm càng tốt vì cần rất nhiều công sức để hoàn thành bước này một cách chính xác. Trong quá trình thực hiện dự án, các thay đổi về quy trình kinh doanh sẽ xảy ra – vì vậy hãy chuẩn bị cho các bước quản lý dữ liệu bổ sung trong quá trình thực hiện.
- Thông báo cho mọi người.
Hàng tuần, nên liên hệ với tất cả các bên liên quan chính để họ biết những mặt tích cực và "không mấy tích cực" về tiến độ thực hiện dự án. Điều tồi tệ nhất là khi mọi người không được cập nhật và bị bất ngờ. Hầu hết các hệ thống quản lý dự án tốt đều có những hình ảnh trực quan về tiến độ của dự án.
Bắt đầu với các quy trình quan trọng nhất
Không phải tất cả các doanh nghiệp đều có cùng một vấn đề, vì vậy tốt nhất anh chị nên xem xét các quy trình kinh doanh của mình và sắp xếp thứ tự ưu tiên những quy trình nào cần giải quyết trước. Dưới đây là danh sách các yếu tố quan trọng cần xem xét:
- Thông tin kinh doanh, bao gồm cảnh báo quản lý và dashboards: Đội ngũ triển khai và người dùng cuối cần cập nhật nhanh về các vấn đề kinh doanh, đi sâu vào các số liệu đóng góp vào việc ra quyết định. Doanh nghiệp cần thiết kế các bản thông tin đơn giản, hiệu quả và hữu dụng với từng bộ phận trong công ty.
- Quản lý quan hệ khách hàng (CRM): Ngày nay, các quy trình CRM thường chạm đến mọi bộ phận của doanh nghiệp. Bán hàng trực tiếp, nhà phân phối, phòng bán lẻ, thương mại điện tử và dịch vụ khách hàng và các công việc tại thực địa (field service), quản lý đơn hàng, hoạt động, mua hàng, kỹ thuật, các khoản phải thu và vận chuyển đều có chung thông tin khách hàng.
- Tài chính và kế toán: Các giao dịch tài chính, KPI và phân tích chính xác, theo thời gian thực (real-time) rất quan trọng đối với mọi doanh nghiệp và phải có mặt ở tất cả các địa điểm và bộ phận. Ngoài kế toán, chúng phải được tích hợp với chi phí, lập ngân sách, dự báo, dự án, quản lý tài sản, tính tuân thủ (compliance) và quản lý tiền mặt.
- Quản lý chuỗi cung ứng (SCM) và sản xuất: Giao nhận khó khăn, tỷ suất lợi nhuận thấp và gián đoạn chuỗi cung ứng là vấn đề thách thức mọi doanh nghiệp. Việc quản lý toàn bộ chuỗi cung ứng đòi hỏi nỗ lực của tất cả nhân sự trong quá trình làm việc với các nhà cung cấp, nhà cung cấp dịch vụ, công ty xuất nhập khẩu, ngân hàng và các đối tác khác - thường là trên các thiết bị di động trên nhiều địa điểm.
- Nhân sự (HR): Ngày nay, việc quản lý lực lượng lao động đa dạng đang trở nên khó khăn và phức tạp. Đội ngũ nhân viên trong công ty luôn muốn truy cập nhanh và an toàn vào thông tin nhân viên về bảng lương, phúc lợi, ngân sách, lên lịch trình và tuân thủ (compliance). Thêm vào đó, tuyển dụng, phát triển và giữ chân nhân viên là một phần quan trọng trong việc đánh giá các kế hoạch kinh doanh hiện tại và kế hoạch được đề xuất.
- Ngôn ngữ, đơn vị tiền tệ và địa điểm đa quốc gia: Khi anh chị mở rộng hoạt động kinh doanh của mình, đặc biệt nếu anh chị chuyển đến các khu vực hoặc quốc gia mới, anh chị cần có khả năng bắt đầu và mở rộng các hoạt động mới một cách nhất quán và nhanh chóng. Điều này đòi hỏi khả năng rộng và nâng cao của giải pháp, cũng như các dịch vụ phù hợp từ nhà cung cấp giải pháp của anh chị ở mỗi địa điểm.
- Tính di động: Khả năng truy cập thông tin và làm việc từ xa hiện nay rất quan trọng - như có thể thấy trong đại dịch COVID-19. Những công ty có các công cụ để thích ứng nhanh chóng có thể đạt được lợi thế trong những thời điểm khó khăn.
Bí quyết để giảm thiểu rủi ro triển khai
Tất cả các dự án đều có yếu tố rủi ro liên quan nhưng dưới đây là năm bí quyết để nâng cao cơ hội hoàn thành dự án của anh chị đúng hạn, đúng ngân sách.
- Chọn Giải pháp, quy trình kinh doanh và các đối tác triển khai với kinh nghiệm triển khai thực tế trong ngành và tại quốc gia và công ty hoạt động.
- Đừng kéo dài công nghệ lỗi thời vượt quá giới hạn của nó. Loại bỏ các hệ thống cũ, lỗi thời, độc lập và hợp nhất dữ liệu của anh chị, càng nhiều càng tốt, thành một cơ sở dữ liệu duy nhất (single version of the truth) với các thông tin kinh doanh được tích hợp sẵn để có thể tiến hành quản trị kinh doanh đa quốc gia.
- Trong nền kinh tế số, các doanh nghiệp thường phải tích hợp hệ thống giữa các đơn vị kinh doanh cũng như với khách hàng và nhà cung cấp. Xác nhận với mạng lưới nhà cung cấp rằng anh chị có khả năng và chuyên môn tích hợp vào hệ thống chung của công ty.
- Tránh thay đổi phạm vi dự án. Việc tìm ra thêm các nhu cầu và cơ hội trong quá trình triển khai ERP là điều phổ biến, vì vậy điều quan trọng là phải quản lý các yêu cầu thay đổi kỹ thuật (change order) để tránh sự chậm trễ và vượt quá chi phí đề ra.
Bí quyết để tránh chi phí triển khai ERP phát sinh
Đầu tư vào hệ thống ERP mới đòi hỏi sự cam kết của công ty về thời gian, ngân sách, quy trình kinh doanh và các chi phí khác liên quan tới phần cứng, hạ tầng hỗ trợ - vì vậy điều quan trọng là phải kiểm soát dự án và chi phí.
Dưới đây là một số yếu tố chính cần theo dõi:
- Tập trung vào tổng chi phí sở hữu (TCO). Quản lý tổng chi phí của dự án - và lợi ích theo thời gian để giảm thiểu chi phí và tối đa hóa lợi nhuận. Hãy nhớ rằng việc triển khai hệ thống ERP sẽ có tác động lớn đến doanh nghiệp của anh chị.
- Phù hợp với định hướng kinh doanh và không buộc phải thay đổi quy trình không cần thiết. Trong nhiều trường hợp, các công ty bị áp lực phải thay đổi cách họ hoạt động để phù hợp với giải pháp của họ, làm tăng cả chi phí triển khai và vận hành.
- Tập trung vào các quy trình kinh doanh thông thường đã mang lại giá trị đáng kể cho công ty. Quản lý đơn đặt hàng của khách hàng, cập nhật giá cả, thêm sản phẩm và dịch vụ mới, thay đổi chi tiết sản xuất và onboarding nhân viên mới là những ví dụ về các quy trình thông thường.
- Tránh các tùy chỉnh và tận dụng giao diện người dùng có thể cấu hình, xây dựng báo cáo, cảnh báo, workflows, thông tin kinh doanh và các chức năng hỗ trợ thiết bị di động. Với những chức năng này, anh chị có thể sắp xếp hợp lý công việc cho tất cả các bộ phận của mình cũng như thực hiện các điều chỉnh nhanh chóng, tiết kiệm chi phí khi cần thiết.
- Bị hack hệ thống và rò rĩ dữ liệu là rất tốn kém. Khi sử dụng thông qua môi trường mạng internet, hãy sử dụng giải pháp ERP trên công nghệ cloud khi thích hợp - xác nhận rằng các nhà cung cấp giải pháp và dịch vụ của anh chị hỗ trợ các tùy chọn triển khai giải pháp an toàn, bảo mật thông tin.
Khi nào quá trình triển khai của anh chị hoàn tất?
Ngay cả khi hệ thống ERP đã hoạt động ổn định, anh chị vẫn sẽ cần sự linh hoạt để thêm các chức năng bổ sung cho hệ thống ERP của mình. Những thay đổi này dựa trên các định hướng chiến lược về mặt kinh doanh, ví dụ: mở chi nhánh ở quốc giá khác, dòng sản phẩm mới, dịch vụ mới cũng như kênh bán hàng mới.
Chuyển đổi số cũng cung cấp thêm cơ hội để anh chị hợp tác với khách hàng và nhà cung cấp để xác định lại cách thức kinh doanh trong ngành của anh chị. Thông thường, các dự án này bao gồm các công nghệ mới, chẳng hạn như machine learning và trí tuệ nhân tạo (AI), cũng như tích hợp với những thiết bị và phương tiện sử dụng công nghệ Internet of Things (IoT) để cải thiện tốc độ và hiệu quả.
Xử lý các vấn đề phát sinh?
Trong mỗi dự án ERP sẽ có những vấn đề không mong đợi - vì vậy doanh nghiệp của anh chị cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, nếu ứng dụng các phương pháp tốt nhất (best practices) để triển khai ERP, anh chị có thể xác định và giải quyết chúng khi chúng phát sinh để quản lý hiệu quả rủi ro và chi phí của anh chị.
Thông qua bài viết trên, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu những thông tin về các phương pháp triển khai ERP cho doanh nghiệp hiệu quả. Nếu anh chị đang quan tâm đến những phần mềm liên quan đến giải pháp doanh nghiệp thì đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua website Grant Thornton TSC hoặc hotline: +84 8 3910 9100 (Hồ Chí Minh) hoặc +84 4 3850 1686 (Hà Nội).